Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

Tư vấn dạy tiếng anh cho trẻ em

Tham khảo các bài liên quan:
Kinh nghiệm luyện thi IELTS
Đề thi IELTS
Tư vấn luyện thi IELTS

Dạy tiếng Anh cho trẻ ở nhà phải đúng cách

Ở sân bay, có một cậu bé chừng 5 tuổi hễ gặp cái gì cũng hỏi "what is it?" và được người bố đi cạnh trả lời "it's a chair", "it's a fan"..., khiến hành khách ai nấy không khỏi ngạc nhiên.

Đó là cách mà anh Trung dạy tiếng Anh cho con theo hướng dẫn trong một cuốn cẩm nang.

Người cha cho biết, ngày nào cũng vậy, buổi sáng trước khi bé Bo (5 tuổi) thức dậy và ban đêm trước khi lên giường đi ngủ, anh đều bật bản tin tiếng Anh đài VOA cho con nghe. Theo lý giải của anh, mặc dù cháu còn nhỏ chưa hiểu nhưng cứ cho bé nghe tiếng Anh như thế sẽ đi vào tiềm thức, giúp bé sau này học ngoại ngữ dễ dàng hơn.
"Tôi đúc kết từ kinh nghiệm của mình thời còn là sinh viên, suốt ngày mở radio tin tức hoặc những bài hát tiếng Anh bất hủ nghe. Làm như thế một phần giúp mình có cảm giác sống trong môi trường ngôn ngữ một phần, khi học những từ mình từng nghe cảm thấy rất dễ ghi nhớ", ông bố trẻ ở quận 3, TP HCM ,chia sẻ.

Thêm vào đó, mỗi khi có dịp đưa con đi đây đó, anh Trung luôn khuyến khích bé đặt câu hỏi "what is it?" (cái gì vậy) và anh là người trả lời cho con. Đó là lý do khi lên máy bay cậu bé thấy cái gì lạ lẫm đều luôn miệng hỏi bố "what is it?".

Cho rằng học ngoại ngữ là phải theo đúng quy trình "nghe - nói - đọc - viết" nên chị Kiều (quận Bình Thạnh) thường mở nhạc tiếng Anh cho bé Kim nghe từ khi mới lọt lòng. Đến khi con lớn lên, chị còn mua thêm đĩa phim hoạt hình có phụ đề hoặc mở kênh phim hoạt hình tiếng Anh cho bé xem.

Thỉnh thoảng cả nhà có dịp đi sở thú, vợ chồng chị lại chỉ cho con gái nhận diện các con vật và gọi tên tiếng Anh như thế nào. Nhờ vậy mà từ năm 5 tuổi, dù chưa học ngoại ngữ bé Kim đã biết đếm số tiếng Anh từ 1 đến 100, hát được vài bài tiếng Anh và biết gọi tên một số con vật như: hổ (tiger), thỏ (rabbit), kiến (ant), mèo (cat)...

Mỗi lần đi đến đâu, bé Kim tỏ ra thích thú khi được giới thiệu hát tiếng Anh cho mọi người nghe. Mấy hôm trước, trong bữa tiệc mừng thọ ông bà nội, cô bé tự tin cất cao giọng phát âm rành rõi từng từ trong bài hát tập đếm "One, two, three, four, five, six, seven..." và được mọi người vỗ tay tán thưởng.

Ngồi vỗ nhịp tay theo lời con hát, chị Kiều hãnh diện kể: "Bài hát này ngày nào tôi cũng mở cho cháu nghe từ năm 2 tuổi đến giờ. Trẻ con học ngoại ngữ nhạy hơn người lớn mình nhiều. Tôi cũng hỏi một số bạn bè làm giáo viên thì họ bảo việc nghe tiếng Anh mặc các cháu còn nhỏ không hiểu nhưng cứ để bé nghe rồi từ từ mới cho học nói - đọc - viết là tốt nhất".

Hiện nay trên một số diễn đàn mạng, các bậc phụ huynh cũng chia sẻ kinh nghiệm dạy tiếng Anh cho trẻ ở nhà khá phong phú. Như thành viên có nick name TuanLinh kể: "Nghe một số người bạn giới thiệu, ban đầu tôi cho bé học từ vựng theo quyển Let's go. Chỉ học một hai từ thôi, sau đó tôi và cháu chơi trò hỏi đáp qua lại, tôi nói tiếng Anh bé đáp tiếng Việt và ngược lại. Làm như thế bé mau nhớ lắm. Thấy con thích hát, tôi cũng mở bài hát tiếng Anh cho cháu nghe đi nghe lại rồi hát theo".

Còn chị Thu Hiền thì áp dụng phương pháp "trực quan" bằng cách dán tên tiếng Anh lên toàn bộ các vật dụng trong nhà bằng tiếng Anh và dạy cho con đọc. Theo chị Hiền: "Trẻ con bị thu hút bởi hình ảnh nhiều hơn. Có thể bé không thể nhớ hết nhưng mỗi lần sử dụng chiếc cốc, đôi đũa, cái chén... đều nhìn thấy chữ tiếng Anh thì bé sẽ thuộc".

Trao đổi với VnExpress.net về vấn đề này, thầy Phạm Tiến Dũng, công tác tại Tổ chức Giáo dục đào tạo Hi! Language school đánh giá cao việc phụ huynh Việt Nam ngày càng quan tâm đến việc trau dồi ngoại ngữ cho trẻ. Ông cho rằng điều đó là tốt, song các bậc cha mẹ cần phải lưu ý nguyên tắc quan trọng hàng đầu khi học ngoại ngữ là phải tạo cho các em tâm lý thoải mái, yêu thích một cách chủ động chứ không nên tạo sự căng thẳng hay ép buộc trẻ.

Theo ông Dũng, có nhiều cách dạy tiếng Anh cho trẻ. Bố mẹ thấy phương pháp nào hiệu quả hơn thì áp dụng cho con mình chứ không nên cứng nhắc. Đồng thời khi dạy ngoại ngữ cho trẻ, không nên trừu tượng mà hãy dùng những hình ảnh trực quan sinh động, tức là cho bé xem phim hoạt hình phụ đề tiếng Anh hoặc hình ảnh con vật, đồ dùng ghi tiếng Anh, trẻ sẽ thích thú hơn.

"Trẻ con có khả năng bắt chước rất tốt, nhất là giai đoạn từ 3 đến 5 tuổi, cha mẹ có thể bắt đầu cho bé làm quen với môi trường tiếng Anh. Tùy theo khả năng của con mà phụ huynh rành tiếng Anh có thể dạy cho trẻ hỏi một số mẫu câu cơ bản như: what is it, what's he doing... Sau khi trẻ hỏi, cha mẹ trả lời và ngược lại cha mẹ hỏi để bé trả lời", thầy nói.

Ngoài những cách cơ bản như cho trẻ nghe nhạc, xem phim hoạt hình phụ đề bằng tiếng Anh... phụ huynh có thể tham khảo thêm phương pháp "Hi! BO" (tức là dạy ngoại ngữ lồng ghép trò chơi và giáo dục kỹ năng sống). Tùy theo từng độ tuổi của trẻ mà dạy những từ ngữ từ dễ đến khó. Cụ thể thầy Dũng gợi ý một số trường hợp như sau:

- Dạy bé tự bảo vệ bản thân: Khi thấy lửa (tiếng Anh là fire), bé phải biết dùng các dụng cụ dập lửa như nước (water), cát (sand) hoặc bình cứu hỏa (fire extinguisher)...

- Làm sao để nhận diện người lạ (stranger), khi có người lạ đến nhà hỏi thăm hoặc đến trường đón về bé phải làm thế nào...

- Nấu đồ ăn cần có những vật dụng, nguyên liệu nào. Ví dụ như: nồi cơm điện (cooker), muối (salt), đường (sugar)...

"Phương pháp này vừa giúp trẻ học ngoại ngữ vừa trang bị kỹ năng sống cơ bản nhất cho các em. Mỗi khi bé học được một từ nào thì cha mẹ nên thưởng để khích lệ. Hoặc mỗi lần bé đòi mua gì, muốn đi đâu chơi thì thỏa thuận gọi tên được một vật gì đó mới cho phép thì trẻ sẽ có động lực học hơn", thầy Dũng khuyên.

Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015

10 cách giúp trẻ phát triển kỹ năng đọc tiếng Anh

Tham khảo các bài liên quan:
Kinh nghiệm luyện thi IELTS
Đề thi IELTS
Tư vấn luyện thi IELTS

1. Chỉ cho trẻ những chữ cái và từ then chốt
Lần đầu tiên con bạn tập đọc tiếng Anh, hãy chỉ tay vào một từ đặc biệt nào đó, giải thích và nhấn mạnh nghĩa của từ, nhớ đừng chỉ vào hình. “Chúng ta tìm từ con gấu ở trang này. Con có nhìn thấy chữ G trong từ gấu không?”. Trẻ em thường nhớ những chữ cái trong tên của mình trước nên bạn hãy tìm những từ có những chữ cái đó.
2. Đọc theo mẫu
Khi con bạn đã đọc được một số từ tiếng Anh, hãy cho đọc lại những từ đó trong những truyện đơn giản. Hãy đọc chữ đầu tiên và yêu cầu trẻ đọc tiếp cho đến hết câu.
3. Cùng trẻ đọc truyện bằng tiếng Anh
Đọc một câu truyện quen thuộc rồi cho trẻ đọc lớn tiếng một mình. Giọng đọc của bạn sẽ giúp trẻ hiểu được và vượt qua những chi tiết đòi hỏi sự tinh tế. Vì muốn ghi nhớ và đọc to truyện đòi hỏi một sự tập trung cao độ, nên hãy thay phiên mỗi người đọc 1 trang, trẻ có thời gian để nghỉ ngơi và nghe bạn đọc.
4. Đừng vội vàng
Khi trẻ chuẩn bị đọc truyện bằng tiếng Anh cho bạn nghe, để ý xem quyển sách đó có quá khó với trẻ hay không. Nếu nhận thấy cứ 10 từ tiếng Anh thì trẻ lại mắc kẹt một từ  mới thì hãy chọn một cuốn sách khác dễ hơn. Đừng từ chối nếu trẻ muốn đọc đi đọc lại câu truyện mặc dù chưa hiểu rõ vì đọc lại một quyển sách giúp trẻ tự tin hơn và trẻ có thể khoe khoang về điều đó.
5. Diễn tập trước
Trẻ em thường không thích đọc những quyển sách mới vì chúng không muốn bị vấp trước mặt cha mẹ. Trẻ em muốn coi trước, cũng như diễn viên sẽ gặp khó khăn khi diễn xuất mà không đọc trước kịch bản. Vì thế, nên cho trẻ xem hình minh họa rồi hỏi trẻ xem cuốn sách đó có ý nói về cái gì. Nếu gặp loại sách tiếng Anh khó đọc, nên cho trẻ đọc trước những từ tiếng Anh khó.
6. Giúp đỡ khi gặp từ tiếng Anh khó 
Nếu con bạn bị vấp từ mới tiếng Anh nào, đừng ép đọc nữa. Trước hết, nói trẻ bỏ qua từ mới  đó, đọc tiếp phần còn lại của câu rồi hãy quay lại. Đố trẻ đoán nghĩa của từ mới tiếng Anh đó. Bắt trẻ nhìn vào những chữ cái ở đầu và cuối của từ để hình dung ra từ đó. Nếu trẻ vội nản, khuyến khích trẻ rằng từ mới tiếng Anh đó không khó và cũng dễ ghi nhớ.
7. Tránh xao lãng
Mặc dù cùng đọc với con bạn nửa tiếng mỗi ngày là cần thiết, nhưng đừng nên đọc tiếng Anh liên tục quá 10 phút. Nếu bạn tập trung vào việc dạy trẻ, chúng sẽ nhận thức được tầm quan trọng của việc tập đọc tiếng Anh.
8. Trò chuyện
Những cuộc nghiên cứu cho thấy, trò chuyện với trẻ em bằng cách kể chuyện sẽ làm giàu vốn từ vựng tiếng Anh và sự hiểu biết của trẻ. Khi đi dạo hoặc khi đọc sách xong, trẻ thích thảo luận về những gì nó vừa đọc. Lúc đó, bạn nên hỏi: “Theo con thì sau đó chuyện gì sẽ xảy ra?”. Hoặc khích lệ trẻ nêu ra cảm nghĩ của mình về câu chuyện. Điều này sẽ giúp các em hiểu rõ cốt truyện.
9. Gọt bút chì
Trước đây các nhà ngôn ngữ cho rằng trẻ em cần biết đọc tiếng Anh trước khi biết viết, nhưng hiện nay họ nhận ra rằng viết cũng là hình thức học đọc. Bạn nên khuyến khích con mình viết từ mới tiếng Anh ra giấy những đồ vật thường dùng hàng ngày. Những cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy viết đúng chính tả giúp người mới tập đọc hiểu được mối quan hệ giữa các chữ cái và phát âm. Bạn hãy đọc cho trẻ viết một lá thư gởi cho bà ngoại và giải thích cho trẻ hiểu về cách dùng từ cũng như cấu trúc một lá thư.
10. Duy trì việc đọc
Khoảng 12 – 13 tuổi, trẻ em mới có thể hiểu hết được những cuốn sách khá phức tạp mà chúng tự đọc. Đối với trẻ, việc đọc tiếng Anh giúp cho các em mở rộng vốn từ và khả năng suy luận. Dĩ nhiên, bạn có thể trải qua những giây phút vui vẻ tập đọc với con.

Bốn nguyên tắc học tiếng Anh cùng trẻ

Tham khảo các bài liên quan:
Kinh nghiệm luyện thi IELTS
Đề thi IELTS
Tư vấn luyện thi IELTS

Hãy tưởng tượng một ngày nào đó con của bạn có thể nói Tiếng Anh một cách tự nhiên, không cần suy nghĩ. Từ ngữ tuôn ra từ miệng trẻ một cách dễ dàng, và nhanh chóng.
Trong xu thế hội nhập toàn cầu như hiện nay, nhu cầu cho trẻ học Tiếng Anh không còn là sở thích của một số bậc phụ huynh nữa. Ngày nay, chúng ta ai cũng nhận ra rằng tiếng Anh vô cùng quan trọng cho trẻ.
Bốn nguyên tắc học tiếng Anh cùng trẻ
Bốn nguyên tắc học tiếng Anh cùng trẻ
Theo quan điểm của tiến sĩ Elaine Schneider, chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu tâm lý trẻ em tại Đại học Nova Southeastern University, Mỹ: “Phụ huynh chính là những người giúp con học tiếng Anh hay dạy tiếng Anh cho trẻ em tốt nhất.” Tuy nhiên, để trở thành những người bạn đồng hành trong việc học tiếng Anh cùng con, phụ huynh cần phải hiểu và tuân thủ một số nguyên tắc nhất định.
1.Tránh quá tải việc làm bài tập trên giấy: 
Bài tập trên giấy chính là những cách luyện tập bị động, tuy có ích nhưng tác dụng lại rất hạn chế. Bài tập trên giấy có thể giúp củng cố cấu trúc ngữ pháp vừa học và một hoặc hai bài tập có thể giúp các em ghi nhớ ngữ pháp, nhưng không thể thực sự học một ngôn ngữ theo cách đó. Ví dụ như khi bạn đã hoàn thành một lượng bài tập trên giấy về một cấu trúc mới học, tiếp tục làm thêm những bài tập lặp lại tương tự sẽ hầu như không còn tác dụng. Vì đó là lúc bạn cần vận dụng những cấu trúc đó trong giao tiếp, lắng nghe mọi người sử dụng chúng và sử dụng trong văn viết. Phương thức luyện tập này giúp kết nối não bộ của con người một cách hiệu quả và lâu dài hơn những cách luyện tập thụ động.
2.Tích cực học và luyện tập đúng cách: 
Sau mỗi ngày, không ai muốn tiếp tục phải làm quá nhiều bài tập về nhà. Do đó, giao cho các em một núi bài tập về nhà sẽ biến việc học tiếng Anh thành một hình phạt đáng sợ và chán ngắt. Việc học một ngôn ngữ mở ra một cánh cổng đến với thế giới của ngôn từ, ý tưởng, giải trí, du lịch và giáo dục. Các bà mẹ ép con mình làm nhiều bài tập bởi họ đều yêu con mình và mong các con thành công. Tuy nhiên, phương pháp này đôi khi phản tác dụng. Nếu trẻ không thích nói tiếng Anh thì chúng sẽ không bao giờ nói. Và nếu trẻ không nói tiếng Anh thì sẽ không bao giờ tiến bộ.
3.Không nên ép trẻ nói tiếng Anh trong hoàn cảnh không phù hợp:
Các phụ huynh thường thắc mắc vì sao con họ không nói tiếng Anh với những người nước ngoài gặp trên phố hay trong quán ăn và quên mất rằng trẻ em không hề thích nói chuyện với người lạ. Với chúng người lạ đôi khi rất đáng sợ. Hơn nữa, với trẻ em, những người lạ là người nước ngoài lại càng đáng sợ vì họ có những đặc điểm ngoại hình khác biệt và nói thứ ngôn ngữ các em không thể hiểu hết hay không quen sử dụng.
4.Luyện tập tại nhà có những hạn chế so với giờ học trên lớp: 
Bạn rất thành thạo tiếng Anh và mặc dù việc giúp các em luyện tập tại nhà rất có ích nhưng cũng có nhiều hạn chế. Và trường hợp bạn không thể giao tiếp bằng tiếng Anh, nơi duy nhất dạy con bạn học tiếng Anh là các lớp học. Luyện tập tại nhà qua những bài tập trên giấy có thể tăng động lực học và thậm chí bổ sung vốn từ vựng, tuy nhiên, tất cả những yếu tố đó không thể thay thế vai trò của các khóa học đào tạo chuyên nghiệp.

Tags: luyen thi ieltshoc ieltsde thi ieltsphương pháp học tiếng anh hiệu quả

Dạy tiếng Anh trẻ em dựa trên khả năng tiếp thu của trẻ nhỏ

Tham khảo các bài liên quan:
Kinh nghiệm luyện thi IELTS
Đề thi IELTS
Tư vấn luyện thi IELTS

1. Giai đoạn trẻ chưa biết nói.
Đây là giai đoạn trẻ học tất cả mọi thứ trong im lặng, không chỉ tiếng mẹ đẻ mà tiếng anh cũng được trẻ tiếp thu dưới hình thức này. Trẻ sẽ tiếp thu tiếng Anh thông qua việc quan sát, lắng nghe và thông qua các cử chỉ của người nói. Trong giai đoạn này, các mẹ có thể cho bé xem những truyện tiếng anh với những hình ảnh con vật ngộ nghĩnh (nên chọn những hình ảnh ngộ nghĩnh thu hút được cái nhìn của trẻ).
2. Giai đoạn trẻ bắt đầu tập nói.
Đây là giai đoạn mà trẻ bắt trước và nói theo người lớn một cách vô thức. Chính vì vậy, bạn thường xuyên đọc tiếng Anh cho trẻ nghe (có thể sưu tập những mẩu chuyện hay) hoặc có thể thường xuyên bật băng đĩa, đài với những đoạn hội thoại đơn giản để trẻ nghe, cảm nhận và tiếp thu và sau đó là nói theo một cách tự nhiên. Một cách hiệu quả khác hay được áp dụng là mở các bài hát tiếng anh vui nhộn cho trẻ nghe. Trẻ không những học đươc các từ tiếng Anh đơn giản mà còn giúp trẻ mạnh dạn nhảy theo điệu nhạc và tự tin thể hiện mình. Các bậc cha mẹ cũng nên hình thành cho trẻ tập nói tiếng anh như tập nói tiếng việt trong giai đoạn này.
3. Giai đoạn xây dựng ngôn ngữ tiếng Anh cho trẻ.
Ở độ tuổi lớn hơn, bé đã nói sỏi tiếng việt thì trẻ bắt đầu học cách ghép vần, ghép chữ – những gì mà giai đoạn 1 chúng nhìn thấy, giai đoạn 2 chúng nghe thấy thành câu chữ trong giai đoạn 3. Giai đoạn này bé có thể đọc, ghép ,viết được những câu đơn giản. Bởi vậy, trong giai đoạn này nên tạo dựng cho bé một môi trường tiếng Anh chuẩn mực để bé tiếp thu, học hỏi và phát huy khả năng của bản thân. Ở giai đoạn này có thể cho bé làm các bài tập nhẹ dưới hình thức vừa học vừa chơi giúp bé có khả năng nhớ từ vựng và những câu đơn giản trong đời sống hàng ngày.
Như vậy, khác với những gì người Việt Nam được học. Học câu chữ, ngữ pháp trước khi học nói và nghe thì ở trẻ đã hình thành kỹ năng nghe và tiếp thu trước, sau đó tập nói và sau cùng bé mới vận dụng để viết. Đây là phương pháp học tiếng anh hiệu quả nhất hiện nay đối với trẻ nhỏ. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh hãy bồi dưỡng kỹ năng đó cho trẻ bằng cách mua cho trẻ những loại sách truyện tiếng anh thiếu nhi có tính chất vui nhộn và bổ ích, thường xuyên cho trẻ nghe những chương trình tiếng anh do người bản xứ thực hiện hay cho trẻ giao tiếp với người bản ngữ.
Việc học tiếng anh trẻ em sớm giúp bé có khả năng học tập và phát triển ngôn ngữ tốt hơn, tuy nhiên không nên bắt ép bé học quá nhiều gây ra tâm lý nhàm chán và bị động tiếp thu kiến thức. Các bậc phụ huynh hãy nhớ rằng, bé còn cả một chặng đường dài phía trước để học tập trên ghế nhà trường. Vì vậy, đừng thấy khả năng của con em mình chưa đạt như kỳ vọng mà vội vàng gây áp lực cho trẻ trong học tập. 

Để trẻ em học tiếng Anh nhanh như Tây

Tham khảo các bài liên quan:
Kinh nghiệm luyện thi IELTS
Đề thi IELTS
Tư vấn luyện thi IELTS

1, Giúp trẻ học Tiếng Anh trẻ em thông qua tô tranh màu song ngữ.
Hãy để bé vừa học vừa trơi thông qua việc tô tranh màu từ những cuốn sách song ngữ Anh – Việt. Bạn nên mua những quyển tô màu có các chủ đề khác nhau như đồ chơi, con vật, hoa quả,…Với cách thức này, các bé không những được kích thích khả năng nhận thức màu, mà đặc biệt nâng cao vốn từ vựng Tiếng Anh của bé thông qua hình ảnh.
Hãy cùng các bé tô màu tranh của mình, các bậc phụ huynh có thể giúp các bé gọi tên Tiếng Việt của từng hình vẽ sau đó sẽ giúp bé ghi nhớ luôn cả từ Tiếng Anh, giúp bé ghi nhớ từ vựng thông qua hình ảnh.
2, Học Tiếng Anh thông qua các trò chơi.
Trẻ em luôn có tính tò mò và thích thú với những bí mật, các bậc phụ huynh hãy tận dụng những điều này để khơi gợi cho con em mình đam mê với việc học tiếng Anh. Các trò chơi rất đơn giản có thể là nhìn hình đoán đồ vật bằng Tiếng Anh, hoặc bỏ đồ chơi yêu thích của các bé vào trong một chiếc hộp bí ẩn, cho bé sờ, chạm vào đồ vật mà không được nhìn và cố gắng đoán ra tên tiếng Anh của đồ vật đó.
Các bậc phụ huynh hãy làm cho các trò chơi thật da dạng và phong phú, nếu các món đồ chơi khó đoán, các bạn hãy gợi ý cho các bé để các bé có thể tìm ra đáp án cho mình.
3, Học Tiếng Anh thông qua các thẻ tranh
Trò chơi này có thể áp dụng cho các bé ngay từ khi các bé còn nhỏ. Các bậc phụ huynh hãy chuẩn bị sẵn một số thẻ hình con vật, đồ chơi, đồ dùng, ….bằng Tiếng Anh có một mặt tranh và một mặt từ.
Với những bức hình con vật, bạn nên kết hợp miêu tả bằng hành động để các bé có thể nhận biết sau khi bé đoán, các bậc phụ huynh sẽ lật tranh cho bé xem đáp án. Sau khi dạy hết 3 – 5 tranh, lật từng thẻ tranh và yêu cầu bé đọc lại. Mỗi lần, các bạn nên cho bé đọc lại từ 1 – 2 lần trong vòng 5 phút.
Ngoài ra, để kiểm tra khả năng nhận thức và trí nhớ của bé, bạn nên chuẩn bị 3 – 5 tranh đã dạy rồi và đặt cách chỗ bé từ 1 – 2 m. Sau đó, bạn đọc tên bức tranh để bé nhặt đúng bức tranh bỏ vào giỏ.
4, Học Tiếng Anh qua các bài hát thiếu nhi
Những bài hát Tiếng Anh thường có trong các bộ phim hoạt hình các bé thường xem hàng ngày. Các bậc phụ huynh có thể bật nhạc thường xuyên cho các con xem và bắt chước theo. Ban đầu có thể bé chưa hiểu nghĩa của ca từ, sau khi bé đã thuộc lời và hát được hoàn chỉnh hãy cùng bé tìm hiểu ý nghĩa của ca từ để bé có thể nhớ lâu hơn.
Việc học hát bằng Tiếng Anh cũng không nhất thiết bắt bé phải hiểu hết toàn bộ ý nghĩa của ca từ. Điều quan trọng nhất khi bé học hát bằng tiếng anh là bé có thể tự tin phát âm đúng và phát âm chuẩn hơn.
5, Học Tiếng Anh qua các truyện tranh
Mỗi tối trước khi bé đi ngủ, các bậc phụ huynh hãy dành chút thời gian đọc truyện cho các bé nghe. Nên dẫn các bé đi nhà sách và giúp bé lựa các cuốn truyện bé thích có hình minh họa và lời thoại cả bằng Tiếng Anh lẫn Tiếng Việt.
Các hình vẽ trong truyện tranh thường rất đẹp nên sẽ tạo cho bé nhiều hứng thú. Với mỗi hình minh họa trong truyện, các bậc phụ huynh sẽ hỏi lại các bé đây là hình gì, con gì, đồ vật gì,.. mỗi một lần bé trả lời câu hỏi là một lần bé có thể ghi nhớ thêm từ vựng.
Mỗi bậc phụ huynh đều có những cách khác nhau để giúp con em nhà mình phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện. Đối với các lứa tuổi nhỏ nên tạo niềm ham thích cho bé học hơn là việc ép buộc bé học Tiếng Anh một cách miễn cưỡng. Đưa bé đến học tập tại các trung tâm anh ngữ cũng là một lựa chọn tốt để bé có thể phát triển toàn diện khả năng ngoại ngữ. 

Tags: luyen thi ieltshoc ieltsde thi ieltsphương pháp học tiếng anh hiệu quả

Quan điểm của các nhà khoa học trong việc dạy và học tiếng Anh ở trẻ nhỏ

Tham khảo các bài liên quan:
Kinh nghiệm luyện thi IELTS
Đề thi IELTS
Tư vấn luyện thi IELTS

1. Thời điểm lý tưởng để dạy trẻ học Tiếng Anh.
Thời thơ ấu chính là thời gian lý tưởng để dạy trẻ học Tiếng Anh. Trước khi biết nói, trẻ nhỏ học tập, hình thành khái niệm, hiểu biết của mình bằng việc quan sát các hành vi, lắng nghe những âm thanh quanh mình. Việc cho trẻ tiếp xúc với Tiếng Anh thường xuyên, tham gia các hoạt động xã hội sẽ giúp nuôi dưỡng và phát triển não bộ, nền tảng từ vựng từ đó cũng dần được hình thành.
Theo tiến sỹ April Benasich – Cố vấn và giám đốc phòng thí nghiệm, nghiên cứu trẻ sơ sinh tại trung tâm Hành vi và khoa học Thần kinh, đại học Rutgers thì “Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có kỹ năng học tập sớm đáng ngạc nhiên. Bộ não của trẻ nhỏ được trang bị đặc biệt để xây dựng, tiếp cận một hoặc nhiều ngôn ngữ ngay từ khi chào đời”.
Bộ não trẻ sẽ phát triển một cách vô thức trong quá trình theo dõi và lắng nghe mọi tiếng động từ xung quanh mình, chú ý đến mô hình và sự khác biệt tinh tế giữa những âm thanh. Bởi thế, đây là thời điểm lý tưởng để giới thiệu từ vựng cho trẻ và khuyến khích trẻ học tập.
Tuy nhiên, với lứa tuổi thiếu nhi, các hình thức học tập ngoại ngữ nên hướng tới các hoạt động vui chơi và giải trí để kích thích niềm ham mê học tập. Bất cứ sự kỳ vọng quá lớn nào của phụ huynh với con em mình có thể sẽ giết chết năng khiếu cũng như khả năng tiềm ẩn của các em.
2. Khả năng học ngoại ngữ tiềm ẩn chỉ có ở trẻ em 
Trẻ nghe giọng nói của mẹ từ trước khi được sinh ra và quen với nhịp điệu của ngôn ngữ mẹ đẻ. Khi sinh ra, trẻ hoàn toàn phân biệt được sự khác nhau về ngôn ngữ, nhận ra sự khác biệt về phát âm. Các nghiên cứu lặp đi lặp lại cho thấy trẻ em rất nhạy cảm trong nhận thức âm thanh, thậm chí còn tinh tế hơn cả người lớn. Tuy nhiên, theo đà lớn lên của trẻ, khả năng này sẽ dần giảm sút. Vì vậy trẻ học Tiếng Anh sớm khả năng thông thạo tiếng của trẻ sẽ tăng lên đáng kể.
3. Những trẻ theo học chương trình song ngữ rất linh hoạt
Rất nhiều các bậc phụ huynh lo lắng việc theo học các chương trình song ngữ Anh – Việt  sẽ làm cho con em mình giảm khả năng tiếp thu và học tập. Tuy nhiên, theo một báo cáo công bố trên Science Express, những trẻ học trong môi trường song ngữ tuy số lượng từ vựng chúng phải học gấp đôi những trẻ chỉ học tiếng mẹ đẻ nhưng tốc độ lại không hề thua kém. Thậm chí chương trình học song ngữ cùng bạn bè còn giúp các em có độ nhạy cảm về ngôn ngữ, giúp các em có hứng thú hơn trong việc học thêm một ngôn ngữ khác ở độ tuổi trưởng thành.
Trẻ học song ngữ có tư duy nhanh nhẹn, hoạt bát hơn hẳn trẻ chỉ học một ngôn ngữ là tiếng mẹ đẻ. Lúc này Tiếng Anh là ngôn ngữ mới đến với trẻ là hoàn toàn tự nhiên không hề gượng ép.
4. Cơ hội học tốt Tiếng Anh sẽ thu nhỏ lại khi trẻ lớn lên.
Khi lớn đến một độ tuổi nhất định và dần quen với ngôn ngữ mẹ đẻ, trẻ em dần dần mất đi khả năng nhận biết những âm thanh tinh tế của ngôn ngữ thứ hai. Khả năng bẩm sinh dần biến mất, cửa sổ cơ hội để trẻ phát triển khả năng Tiếng Anh dần thu hẹp. Điều này chính là nguyên nhân gây khó khăn trong việc học tập để bắt chước các âm thanh chính xác.
Việc học Tiếng Anh ở lứa tuổi lớn hơn sẽ khó khăn hơn so với trẻ đã quen với môi trường song ngữ từ khi còn nhỏ.
5. Trẻ học ngoại sớm sẽ có cơ hội phát triển trí thông minh hơn.
Tiếp xúc ngoại ngữ sớm làm tăng cường sự phát triển ngôn ngữ và sức mạnh của não bộ. Trong khi các nhà khoa học tiếp tục khám phá làm thế nào để có thể nói được ngoại ngữ dễ dàng, trôi chảy. Nghiên cứu chỉ ra rằng số người nói ngoại ngữ trôi chảy chiếm đa phần là những người học ngoại ngữ từ lứa tuổi nhỏ.
Điều này được khẳng định trong một nghiên cứu mang tính bước ngoặt được thực hiện bởi Elizabeth Peal và Wallace Lambert tại Đại học McGill ở Montreal. Nghiên cứu cho thấy ưu thế đặc biệt của hai ngôn ngữ trong một loạt các bài kiểm tra về trí thông minh. Về mối liên quan giữa sự lưu loát và cải thiện chỉ số IQ, tiến sĩ Andrea Mechelli của Đại học London đã công bố nghiên cứu của nhóm mình. Các thí nghiệm cho thấy “chất xám” trong mật độ quét não trái xuất hiện nhiều hơn ở những trẻ học ngoại ngữ từ sớm. Phía trái não chịu trách nhiệm xử lý thông tin và kiểm soát các khía cạnh của nhận thức giác quan, trí nhớ và ngôn luận.
Trên đây là những nghiên cứu của các nhà khoa học về lợi ích trong việc phát triển ngoại ngữ của trẻ em ở độ tuổi nhỏ. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không nên lo lắng khi con em mình mới chậm phát triển ngôn ngữ hơn các bạn đồng trang lứa. Việc học ngoại ngữ mà cụ thể là Tiếng Anh là cả một quá trình bền bỉ xuyên suốt từ độ tuổi ấu thơ cho tới  tuổi trưởng thành. Các bậc phụ huynh nên gần gũi trẻ và định hướng cho con em mình một lộ trình học tập tốt nhất.

Những sai lầm của cha mẹ giết chết khả năng học tiếng Anh của trẻ em

Tham khảo các bài liên quan:
Kinh nghiệm luyện thi IELTS
Đề thi IELTS
Tư vấn luyện thi IELTS

1. Cho trẻ học Tiếng Anh quá muộn
Nhiều cha mẹ ái ngại việc cho con học tiếng Anh trẻ em sớm vì cho rằng học song ngữ sẽ làm trẻ lẫn lộn và gặp khó khăn trong việc phân biệt chúng. Ở giai đoạn sớm, việc học Tiếng Anh đối với trẻ nhỏ chỉ như những trò chơi trong giao tiếp, sẽ không gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ hay áp lực học tập như các bậc phụ huynh vẫn lầm tưởng. Nếu cha mẹ cho trẻ học tiếng Anh quá muộn sẽ làm hạn chế khả năng phát âm, tiếp thu ngôn ngữ mới và từ vựng của trẻ, càng gây khó khăn cho việc sử dụng ngoại ngữ của trẻ sau này.
2, Cho trẻ học tiếng Anh không thường xuyên
Trẻ muốn học tốt ngoại ngữ cần được luyện tập thường xuyên và liên tục, ở trong môi trường tiếp xúc nhiều với tiếng Anh. Cho nên, cha mẹ cần tránh việc ép con học một thời gian, ví dụ trong hè, rồi cả năm lại không động gì đến tiếng Anh. Kiến thức sẽ nhanh chóng rơi rụng và trẻ cũng không hình thành được kỹ năng phản xạ, tư duy của ngoại ngữ.
3, Phương pháp dạy tiếng Anh cứng nhắc
Cha mẹ không nên cứng nhắc cho rằng học là phải ngồi vào bàn cùng với sách vở. Hãy để trẻ tiếp xúc với thứ ngôn ngữ mới này qua nhiều phương tiện khác. Đặc điểm lứa tuổi này là thích nói về bản thân, gia đình, thích những cuốn sách nhiều tranh vẽ, màu sắc, thích làm thủ công, vẽ, thích nghe hát và hát để gây chú ý của mọi người, thích ăn quà, vui chơi và được nghe đọc sách truyện. Các bậc phụ huynh cũng nên khuyến khích con em mình xem các video học hát,hoạt hình bằng tiếng Anh để tăng hứng thú học cho bé.
4, Quá tập trung vào ngữ pháp
Ở độ tuổi sớm, học tiếng Anh chỉ nên nghiêng về các bài học giao tiếp hàng ngày. Ngữ pháp tiếng Anh khá phức tạp để có thể nhớ và sử dụng một cách có hệ thống. Khi trẻ mới học tiếng Anh, không nên ép trẻ phải thật chính xác về mặt ngữ pháp. Hãy để trẻ học ngữ pháp bằng cách lồng ghép những bài học trực quan đơn giản. Dần dần trẻ sẽ sử dụng chính xác ngữ pháp chính xác một cách tự nhiên nhất.
5, Phát âm tiếng Anh chưa chuẩn
Nếu cha mẹ phát âm chưa chuẩn, trẻ cũng sẽ học sai, nói sai – rất khó sửa và có ảnh hưởng không tốt tới trẻ sau này. Vì vậy, nên cho trẻ có cơ hội tiếp xúc với nguồn Tiếng Anh chuẩn, mua những bộ đĩa học tiếng Anh cho trẻ tại nhà. Cho trẻ đi học, đi chơi và tiếp xúc nói chuyện với người nước ngoài thường xuyên sẽ giúp vốn từ và khả năng phát âm của trẻ cải thiện từng ngày.
6, Vốn từ vựng xa vời thiếu thực tế.
Nhiều cha mẹ muốn con học tiếng Anh thật giỏi nên bắt đầu với những từ ngữ khó, thậm chí mang tính chuyên ngành. Điều đó làm cho trẻ không hiểu nên nhanh chán và học không hiệu quả. Vì vậy, khi dạy con tiếng Anh, cha mẹ nên chọn những từ đơn giản, gắn với sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Cách này sẽ giúp trẻ ghi nhớ rất nhanh và làm giàu vốn từ tiếng Anh của trẻ.
7, Dịch nghĩa từng từ
Một lỗi cơ bản mà cha mẹ hay mắc phải nữa là dịch nghĩa từng từ ra tiếng Việt cho con. Điều này làm hạn chế khả năng tư duy và nhận thức bằng tiếng Anh của trẻ. Thay vì việc dịch từng từ kiểu: “book là quyển sách, bird là con chim” và khiến trẻ học vẹt thì bạn hãy để trẻ tự hiểu chúng bằng khái niệm hoặc hình ảnh.
8, Quá chú trọng sửa lỗi sai
Sợ sai là điều tối kỵ trong giao tiếp và đặc biệt là trong việc học một ngôn ngữ mới. Nếu bạn cứ tập trung vào lỗi sai của con, trẻ sẽ không tự tin khi nói chuyện bằng tiếng Anh, dần dần hình thành tâm lý sợ học ngoại ngữ. Khi phát hiện con em mình có những lỗi sai trong giao tiếp, nên nhẹ nhàng chỉ bảo và hướng dẫn bằng những cách tích cực để khuyến khích các bé sửa đổi một cách tự nhiên.
9, Thiếu kiên nhẫn
Cha mẹ cho con đi học tiếng Anh thì thường rất sốt ruột muốn biết hôm nay con đã biết được từ gì, nói được câu gì, vô hình chung tạo ra sức ép, áp lực khiến trẻ mất đi hứng thú. Theo Vanessa Reilly và Sheila M. Ward, tác giả cuốn sách “Những học viên nhỏ tuổi”: “Trẻ em có thể mất một thời gian dài để tiếp nhận một ngôn ngữ trước khi sử dụng nó để nói và viết. Ép trẻ phải nói hay viết một ngôn ngữ nào đó không phải là một cách tốt vì có thể gây áp lực và căng thẳng cho trẻ.” Vì vậy, cha mẹ nên kiễn nhẫn giúp đỡ trẻ để trẻ có thể học tiếng Anh một cách hiệu quả nhất nhé.

Tags: luyen thi ieltshoc ieltsde thi ieltsphương pháp học tiếng anh hiệu quả