Tiếng anh giao tiếp
Khoá học IELTS nâng cao
Effective Paraphrasing – Tại sao không?
I. Thuận lợi của việc học tiếng Anh sớm
Trẻ em có nhiều thời gian để học qua những hoạt động thường ngày. Chúng sẽ học ngôn ngữ bằng cách tham gia các hoạt động cùng với người lớn. Đầu tiên chúng tự tìm hiểu ý nghĩa của các hoạt động này, sau đó nghe người lớn giải thích ý nghĩa của các hoạt động này bằng lời.
II. Các giai đoạn tiếp thu tiếng Anh của trẻ
1. Thời kỳ im lặng
Khi em bé học tiếng mẹ đẻ, có một kỳ mà em sẽ nhìn, nghe và giao tiếp thông qua nét mặt hoặc cử chỉ trước khi em bắt đầu nói, gọi là “thời kỳ im lặng”. Khi trẻ em học tiếng Anh cũng vậy, có một “thời kỳ im lặng” tương tự trong đó trẻ bắt đầu giao tiếp và trao đổi trước khi chúng thực sự nói những từ tiếng Anh đầu tiên.
Trong giai đoạn này phụ huynh không nên bắt buộc trẻ nói bằng cách yêu cầu trẻ lặp lại từng từ. Thay vào đó hội thoại chỉ cần một chiều, người lớn nói và cung cấp nhiều cơ hội hữu ích cho trẻ tích lũy ngôn ngữ.
2. Bắt đầu nói
Sau bé gái thường nhanh hơn bé trai) bắt đầu nói những từ đơn giản (“cat”, “house”) hoặc những cụm từ ngắn như“What’s that?”, “It’s my book”… khi trò chuyện với người khác hoặc tự nói một mình. Đứa trẻ đã ghi nhớ những cụm từ này, bắt chước phát âm một cách chính xác, đôi khi không nhận ra là mình đang nói một hay nhiều từ. Giai đoạn này diễn ra khá lâu do trẻ em cần tích lũy nhiều đơn vị ngôn ngữ mới bằng cách sử dụng những cụm có sẵn để tham gia trò chuyện cho đến khi chúng có thể tự tạo ra những cụm từ của mình.
3. Xây dựng vốn tiếng Anh
Dần dần trẻ học được cách xây dựng cụm từ bằng cách kết hợp một từ đã thuộc lòng với những từ khác trong vốn từ vựng cá nhân (“a dog”, “a brown dog”, “a brown and black dog”), hoặc kết hợp một từ đã thuộc lòng với từ mới do chúng sáng tạo (“That’s my chair”, “Time to play”). Dựa vào tần suất tiếp xúc với tiếng Anh và chất lượng của kinh nghiệm tiếp xúc mà trẻ sẽ dần dần bắt đầu xây dựng được cả câu hoàn chỉnh.
4. Khả năng hiểu
Trẻ có thể hiểu được tiếng mẹ đẻ dựa vào những chỉ dấu ngữ cảnh khác nhau. Mặc dù trẻ có thể không hiểu hết những gì chúng nghe được, chúng có khả năng nắm bắt vấn đề – chỉ hiểu một vài từ quan trọng và suy đoán ý nghĩa nội dung còn lại dựa vào ngữ cảnh. Nếu được khuyến khích, chúng sẽ nhanh chóng áp dụng khả năng nắm bắt vấn đề này để hiểu tiếng Anh.
5. Cảm giác chán nản
Sau một số buổi giờ học tiếng Anh ban đầu mới mẻ và thú vị, một số trẻ bắt đầu chán nản vì không thể diễn đạt được ý muốn nói bằng tiếng Anh. Những em khác thì muốn nhanh chóng nói được tiếng Anh lưu loát như tiếng mẹ đẻ. Vấn đề này có thể được khắc phục bằng cách cung cấp cho trẻ những mẩu nội dung ngắn và dễ như “I can count to 12 in English” hoặc những bài vè đơn giản.
6. Sửa lỗi
Khi trẻ mắc lỗi, không nên sửa trẻ vì sửa lỗi lập tức sẽ làm trẻ nản lòng. Trẻ có thể mắc lỗi phát âm sai hoặc lỗi văn phạm do chưa hiểu hết quy tắc của tiếng Anh. “I goed” sẽ nhanh chóng được trẻ sửa thành “went” nếu trẻ nghe người lớn trả lời “yes, you went”Cũng giống như khi học tiếng mẹ đẻ, nếu trẻ có cơ hội nghe người lớn lặp lại nội dung đó một cách chính xác thì chúng sẽ tự điều chỉnh theo.
7. Khác biệt về giới
Não của bé trai phát triển khác với não của bé gái nên bé trai học và sử dụng ngôn ngữ theo cách riêng. Để giúp bé trai phát triển hết tiềm năng của mình, chúng ta cần thiết kế hình thức học tập riêng cho chúng, ngoài ra không nên so sánh kết quả học tập của chúng với bé gái.
8. Môi trường học tập
• Trẻ em cần cảm thấy yên tâm và biết rằng có những lý do hiển nhiên để sử dụng tiếng Anh.
• Hoạt động cần phải liên quan một vài hoạt động thú vị mà trẻ đã biết, ví dụ như đọc sách tranh tiếng Anh, đọc bài vè tiếng Anh, ăn một món “tên tiếng Anh”.
• Hoạt động có người lớn thuyết minh và bình luận song song với những gì đang diễn ra và hội thoại sử dụng “ngôn ngữ đơn giản”.
• Giờ học tiếng Anh phải vui vẻ và thú vị, tập trung vào những khái niệm mà trẻ đã hiểu. Như vậy trẻ không phải học hai thứ, khái niệm mới và ngôn ngữ mới, cùng một lúc mà chỉ học tiếng Anh để nói về điều đã biết.
• Hoạt động sử dụng đồ vật cụ thể để minh họa bất cứ khi nào có thể vì điều này giúp trẻ dễ hiểu và làm tăng hứng thú.
9. Vai trò của phụ huynh
• Trẻ em cần cảm thấy chúng đang tiến bộ. Chúng cần được khích lệ liên tục và cần được khen ngợi khi có thành tích tốt. Phụ huynh ở vào vị trí lý tưởng để động viên và hỗ trợ trẻ học tập, ngay cả khi bản thân họ chỉ biết tiếng Anh căn bản và cần phải học cùng với trẻ.
• Bằng cách cùng chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Anh với trẻ, phụ huynh không những làm cho đời sống gia đình phong phú hơn mà còn tác động đến thái độ của trẻ đối với việc học tập ngoại ngữ cũng như đối với các nền văn hóa khác.
Trẻ em có nhiều thời gian để học qua những hoạt động thường ngày. Chúng sẽ học ngôn ngữ bằng cách tham gia các hoạt động cùng với người lớn. Đầu tiên chúng tự tìm hiểu ý nghĩa của các hoạt động này, sau đó nghe người lớn giải thích ý nghĩa của các hoạt động này bằng lời.
II. Các giai đoạn tiếp thu tiếng Anh của trẻ
1. Thời kỳ im lặng
Khi em bé học tiếng mẹ đẻ, có một kỳ mà em sẽ nhìn, nghe và giao tiếp thông qua nét mặt hoặc cử chỉ trước khi em bắt đầu nói, gọi là “thời kỳ im lặng”. Khi trẻ em học tiếng Anh cũng vậy, có một “thời kỳ im lặng” tương tự trong đó trẻ bắt đầu giao tiếp và trao đổi trước khi chúng thực sự nói những từ tiếng Anh đầu tiên.
Trong giai đoạn này phụ huynh không nên bắt buộc trẻ nói bằng cách yêu cầu trẻ lặp lại từng từ. Thay vào đó hội thoại chỉ cần một chiều, người lớn nói và cung cấp nhiều cơ hội hữu ích cho trẻ tích lũy ngôn ngữ.
2. Bắt đầu nói
Sau bé gái thường nhanh hơn bé trai) bắt đầu nói những từ đơn giản (“cat”, “house”) hoặc những cụm từ ngắn như“What’s that?”, “It’s my book”… khi trò chuyện với người khác hoặc tự nói một mình. Đứa trẻ đã ghi nhớ những cụm từ này, bắt chước phát âm một cách chính xác, đôi khi không nhận ra là mình đang nói một hay nhiều từ. Giai đoạn này diễn ra khá lâu do trẻ em cần tích lũy nhiều đơn vị ngôn ngữ mới bằng cách sử dụng những cụm có sẵn để tham gia trò chuyện cho đến khi chúng có thể tự tạo ra những cụm từ của mình.
3. Xây dựng vốn tiếng Anh
Dần dần trẻ học được cách xây dựng cụm từ bằng cách kết hợp một từ đã thuộc lòng với những từ khác trong vốn từ vựng cá nhân (“a dog”, “a brown dog”, “a brown and black dog”), hoặc kết hợp một từ đã thuộc lòng với từ mới do chúng sáng tạo (“That’s my chair”, “Time to play”). Dựa vào tần suất tiếp xúc với tiếng Anh và chất lượng của kinh nghiệm tiếp xúc mà trẻ sẽ dần dần bắt đầu xây dựng được cả câu hoàn chỉnh.
4. Khả năng hiểu
Trẻ có thể hiểu được tiếng mẹ đẻ dựa vào những chỉ dấu ngữ cảnh khác nhau. Mặc dù trẻ có thể không hiểu hết những gì chúng nghe được, chúng có khả năng nắm bắt vấn đề – chỉ hiểu một vài từ quan trọng và suy đoán ý nghĩa nội dung còn lại dựa vào ngữ cảnh. Nếu được khuyến khích, chúng sẽ nhanh chóng áp dụng khả năng nắm bắt vấn đề này để hiểu tiếng Anh.
5. Cảm giác chán nản
Sau một số buổi giờ học tiếng Anh ban đầu mới mẻ và thú vị, một số trẻ bắt đầu chán nản vì không thể diễn đạt được ý muốn nói bằng tiếng Anh. Những em khác thì muốn nhanh chóng nói được tiếng Anh lưu loát như tiếng mẹ đẻ. Vấn đề này có thể được khắc phục bằng cách cung cấp cho trẻ những mẩu nội dung ngắn và dễ như “I can count to 12 in English” hoặc những bài vè đơn giản.
6. Sửa lỗi
Khi trẻ mắc lỗi, không nên sửa trẻ vì sửa lỗi lập tức sẽ làm trẻ nản lòng. Trẻ có thể mắc lỗi phát âm sai hoặc lỗi văn phạm do chưa hiểu hết quy tắc của tiếng Anh. “I goed” sẽ nhanh chóng được trẻ sửa thành “went” nếu trẻ nghe người lớn trả lời “yes, you went”Cũng giống như khi học tiếng mẹ đẻ, nếu trẻ có cơ hội nghe người lớn lặp lại nội dung đó một cách chính xác thì chúng sẽ tự điều chỉnh theo.
7. Khác biệt về giới
Não của bé trai phát triển khác với não của bé gái nên bé trai học và sử dụng ngôn ngữ theo cách riêng. Để giúp bé trai phát triển hết tiềm năng của mình, chúng ta cần thiết kế hình thức học tập riêng cho chúng, ngoài ra không nên so sánh kết quả học tập của chúng với bé gái.
8. Môi trường học tập
• Trẻ em cần cảm thấy yên tâm và biết rằng có những lý do hiển nhiên để sử dụng tiếng Anh.
• Hoạt động cần phải liên quan một vài hoạt động thú vị mà trẻ đã biết, ví dụ như đọc sách tranh tiếng Anh, đọc bài vè tiếng Anh, ăn một món “tên tiếng Anh”.
• Hoạt động có người lớn thuyết minh và bình luận song song với những gì đang diễn ra và hội thoại sử dụng “ngôn ngữ đơn giản”.
• Giờ học tiếng Anh phải vui vẻ và thú vị, tập trung vào những khái niệm mà trẻ đã hiểu. Như vậy trẻ không phải học hai thứ, khái niệm mới và ngôn ngữ mới, cùng một lúc mà chỉ học tiếng Anh để nói về điều đã biết.
• Hoạt động sử dụng đồ vật cụ thể để minh họa bất cứ khi nào có thể vì điều này giúp trẻ dễ hiểu và làm tăng hứng thú.
9. Vai trò của phụ huynh
• Trẻ em cần cảm thấy chúng đang tiến bộ. Chúng cần được khích lệ liên tục và cần được khen ngợi khi có thành tích tốt. Phụ huynh ở vào vị trí lý tưởng để động viên và hỗ trợ trẻ học tập, ngay cả khi bản thân họ chỉ biết tiếng Anh căn bản và cần phải học cùng với trẻ.
• Bằng cách cùng chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Anh với trẻ, phụ huynh không những làm cho đời sống gia đình phong phú hơn mà còn tác động đến thái độ của trẻ đối với việc học tập ngoại ngữ cũng như đối với các nền văn hóa khác.