Kinh nghiệm luyện thi IELTS
Đề thi IELTS
Tư vấn luyện thi IELTS
Là một giáo viên tiếng Anh đã bao giờ bạn tự đặt ra cho mình câu hỏi: “Làm thế nào để học viên hứng thú với giờ học tiếng Anh?” Đây tưởng chừng như là một câu hỏi dễ mà lại khó. Ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng vậy, động lực học tập luôn là chìa khoá khiến học viên cảm thấy hứng thú với môn học. Những em học viên lứa tuổi teen cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, điều làm giáo viên tiếng Anh đau đầu là làm sao để học viên lứa tuổi này say mê với môn tiếng Anh khi chúng có một danh sách vô tận những việc “hay ho” hơn việc học tiếng.
1. Viết nhật ký bằng tiếng Anh
Hoạt động này sẽ là một cơ hội tuyệt vời để bạn biết thêm về cuộc sống của học viên. Khi giới thiệu ý tưởng này với lớp, điều quan trọng là bạn giúp học viên hiểu rõ mục đích cũng như những nguyên tắc chung. Mỗi học viên sẽ có một quyển số riêng để viết nhật ký bằng tiếng Anh. Những cuốn nhật ký này sẽ do giáo viên giữ và bạn cần đảm bảo rằng sẽ không đọc công khai nhật ký của bất kỳ ai trước lớp. Đây giống như một cuộc trao đổi hai chiều giữa từng học viên với giáo viên tiếng Anh. Cuối khóa học bạn có thể trả lại học viên cuốn nhật ký tiếng Anh của riêng họ.
Hoạt động này sẽ là một cơ hội tuyệt vời để bạn biết thêm về cuộc sống của học viên. Khi giới thiệu ý tưởng này với lớp, điều quan trọng là bạn giúp học viên hiểu rõ mục đích cũng như những nguyên tắc chung. Mỗi học viên sẽ có một quyển số riêng để viết nhật ký bằng tiếng Anh. Những cuốn nhật ký này sẽ do giáo viên giữ và bạn cần đảm bảo rằng sẽ không đọc công khai nhật ký của bất kỳ ai trước lớp. Đây giống như một cuộc trao đổi hai chiều giữa từng học viên với giáo viên tiếng Anh. Cuối khóa học bạn có thể trả lại học viên cuốn nhật ký tiếng Anh của riêng họ.
Nguyên tắc thứ hai là việc viết nhật ký hoàn toàn là để trao đổi thông tin bằng tiếng Anh và học viên không phải quá bận tâm về lỗi họ mắc phải. Giáo viên sẽ không chữa lỗi ngữ pháp mà tập trung chú ý vào ý nghĩa. Bạn có thể ghi lại những lỗi mà học viên mắc phải khi viết nhật ký bằng tiếng Anh rồi đưa ra trước lớp để học viên sửa như một phần của khoá học tiếng Anh. Nhưng bạn lưu ý tránh dùng trực tiếp một câu cụ thể nào đó trong nhật ký của học viên để làm ví dụ về lỗi ngữ pháp vì như vậy bạn sẽ vi phạm nguyên tắc đầu tiên – giữ bí mật mọi thông tin trong nhật ký.
Giáo viên tiếng Anh sẽ phải dành một khoảng thời gian nhất định trên lớp cho việc viết nhật ký. Vào đầu khoá học tiếng Anh, bạn có thể yêu cầu học viên giới thiệu đôi chút về bản thân và lý do họ học tiếng Anh. Sau đó giáo viên thu lại tất cả những cuốn nhật ký của học viên, nhận xét vào từng cuốn và đến giờ học tiếp theo lại tiếp tục hoạt động viết nhật ký thường lệ. Điều này sẽ khiến học viên rất hào hứng vì họ được thể hiện những suy nghĩ của riêng mình bằng chính thứ tiếng họ đang học và trao đổi thông tin ấy với người khác một cách hết sức riêng tư.
Mặc dù việc ghi nhận xét cho từng cuốn nhật ký rất tốn thời gian nhưng nó rất hữu ích khi bạn muốn hiểu rõ hơn về học viên của mình.Ví dụ: khi thực hiện hoạt động này Joanna Budden đã phát hiện được nguyên nhân khiến một học viên không thích hát trên lớp là vì em đó đang bị vỡ giọng và đưa ra những điều chỉnh thích hợp trong giờ dạy các bài hát tiếng Anh. Không phải cô cậu học trò nào ở lứa tuổi này cũng sẵn sàng chia sẻ với bạn về những rắc rối kiểu này nhưng chúng rất sẵn lòng viết ra trong nhật ký. Không những thế việc viết nhật ký thường xuyên bằng tiếng Anh còn khiến học viên tự tin hơn rất nhiều khi phải hoàn thành bài tập viết.
2. Sử dụng tranh ảnh
Học viên lứa tuổi teen rất tò mò và hiếu kỳ. Chúng luôn muốn tìm hiểu nhiều hơn về cuộc sống xung quanh. Sử dụng tranh ảnh sẽ khiến học viên cảm thấy hào hứng và gợi ra rất nhiều điều cho chúng thả sức tưởng tượng. Có rất nhiều chủ đề mà bạn có thể sử dụng tranh ảnh như miêu tả người, gia đình, kỳ nghỉ hay miêu tả những địa danh. Rõ ràng việc miêu tả một người bạn quen biết thú vị hơn nhiều việc miêu tả một người xa lạ mà sách giáo khoa đưa ra. Bạn cũng có thể dùng tranh ảnh trong những bài học ngữ pháp. Giờ học khi đó sẽ sinh động hơn rất nhiều.
Học viên lứa tuổi teen rất tò mò và hiếu kỳ. Chúng luôn muốn tìm hiểu nhiều hơn về cuộc sống xung quanh. Sử dụng tranh ảnh sẽ khiến học viên cảm thấy hào hứng và gợi ra rất nhiều điều cho chúng thả sức tưởng tượng. Có rất nhiều chủ đề mà bạn có thể sử dụng tranh ảnh như miêu tả người, gia đình, kỳ nghỉ hay miêu tả những địa danh. Rõ ràng việc miêu tả một người bạn quen biết thú vị hơn nhiều việc miêu tả một người xa lạ mà sách giáo khoa đưa ra. Bạn cũng có thể dùng tranh ảnh trong những bài học ngữ pháp. Giờ học khi đó sẽ sinh động hơn rất nhiều.
3. Sử dụng âm nhạc
Học viên lứa tuổi teen thường mê nghe nhạc. Hầu hết những loại hình âm nhạc mà giới trẻ ngày nay say mê lại chủ yếu được viết bằng tiếng Anh. Giáo viên có thể sử dụng chúng như ngữ liệu cho môn nghe. Mặc dù các giáo viên thường có xu hướng sử dụng những loại nhạc mà họ yêu thích trên lớp nhưng đối tượng mà chúng ta hướng tới ở đây là những cô cậu học viên tuổi teen. Họ có gu âm nhạc không giống giáo viên. Chính vì thế, học viên sẽ rất trân trọng cơ hội được lắng nghe những gì chúng thích và sự chú ý vào bài học sẽ cao hơn rất nhiều. Bạn có thể tiến hành điều tra thông qua bảng lấy ý kiến để biết xem học viên của mình hâm mộ ban nhạc hay ca sỹ nào, dòng nhạc chúng yêu thích là gì. Nếu không có sẵn những đĩa nhạc loại đó, bạn có thể mượn học viên để sử dụng làm ngữ liệu trên lớp.
Học viên lứa tuổi teen thường mê nghe nhạc. Hầu hết những loại hình âm nhạc mà giới trẻ ngày nay say mê lại chủ yếu được viết bằng tiếng Anh. Giáo viên có thể sử dụng chúng như ngữ liệu cho môn nghe. Mặc dù các giáo viên thường có xu hướng sử dụng những loại nhạc mà họ yêu thích trên lớp nhưng đối tượng mà chúng ta hướng tới ở đây là những cô cậu học viên tuổi teen. Họ có gu âm nhạc không giống giáo viên. Chính vì thế, học viên sẽ rất trân trọng cơ hội được lắng nghe những gì chúng thích và sự chú ý vào bài học sẽ cao hơn rất nhiều. Bạn có thể tiến hành điều tra thông qua bảng lấy ý kiến để biết xem học viên của mình hâm mộ ban nhạc hay ca sỹ nào, dòng nhạc chúng yêu thích là gì. Nếu không có sẵn những đĩa nhạc loại đó, bạn có thể mượn học viên để sử dụng làm ngữ liệu trên lớp.
Có rất nhiều hoạt động học tập mà bạn có thể sử dụng bài hát tiếng Anh. Giáo viên có thể tìm lời dễ dàng trên mạng và có rất nhiều điều bạn có thể dạy cho học viên qua lời bài hát. Chính học viên của bạn cũng là một nguồn ý tưởng phong phú. Chúng có thể gợi ý cho bạn những hoạt động thú vị chẳng hạn như khai thác những bản nhạc mà chúng yêu thích.
Ngoài ra bật nhạc nền nhẹ nhàng khi tiến hành hoạt động học tập có thể thay đổi không khí lớp học theo chiều hướng tích cực. Hãy thử yêu cầu học viên mang những đĩa nhạc mà cả lớp yêu thích, bạn sẽ ngạc nhiên vì hiệu quả mà chúng đem lại. Học viên sẽ vô cùng hứng khởi khi chúng được làm việc trong không gian mà chúng cảm thấy là chính mình.
Tags: luyen thi ielts; hoc ielts; de thi ielts; phương pháp học tiếng anh hiệu quả
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét