Tham khảo các bài liên quan:
Phương pháp học tiếng Anh hiệu quả
BÍ KÍP TẠO ĐỘNG LỰC ÔN IELTS 8.0
Nhận thức được sự cần thiết của tiếng Anh, các mẹ đã đầu tư cho con học. Tuy vậy, trong hành trình ấy, không ít cha mẹ đã mắc phải những sai lầm cơ bản.
Hiện nay việc học tiếng Anh của trẻ em đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Hầu hết họ đều ý thức được tầm quan trọng của việc dạy tiếng Anh cho trẻ, nên cố gắng trang bị cho con em mình những vốn tiếng Anh cơ bản và tốt nhất.
Tuy nhiên, nhiều mẹ vì quá mong muốn con có thể sử dụng tiếng Anh như gió mà đã có những cách nghĩ sai lầm trong việc cho con tiếp xúc với ngôn ngỡ mới này. Ở lứa tuổi này, trẻ thích chơi hơn học và thường mất tập trung. Các phương pháp dạy có thể phản tác dụng nếu không phù hợp với đặc điểm tâm lý của từng trẻ.
1. Cho con học càng nhiều từ vựng càng tốt
Nhiều cha mẹ muốn con học tiếng Anh thật giỏi nên bắt đầu với những từ ngữ khó, thậm chí mang tính chuyên ngành. Các mẹ nên biết rằng khi dạy con làm hoặc học bắt cớ điều gì cần phải xây dựng cho con một nền tảng vững chắc, tránh hiện tượng “chạy trước thời đại”.
Khi mới bắt đầu với một ngữ mới, nếu bố mẹ cho trẻ tiếp xúc với hàng loạt những từ quá khó sẽ làm cho trẻ không hiểu nên nhanh chán và học không hiệu quả. Vì vậy, khi dạy con tiếng Anh, cha mẹ nên chọn những từ đơn giản, gắn với sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Bên cạnh đó, mỗi ngày chỉ nên dạy cho con khoảng 5 từ mới, không nên quá dồn dập vào một ngày. Cách này sẽ giúp trẻ ghi nhớ rất nhanh và làm giàu vốn từ tiếng Anh của trẻ.
2. Ép con học quá nhiều, ở nhà rồi lại trung tâm
Chỉ vì muốn con vượt trội, nhiều bậc phụ huynh đã dày công nghiên cứu cho con một lịch trình học dày đặc, không chỉ đến các trung tâm mà còn thuê cả gia sư kèm cặp. Các chuyên gia đánh giá cao việc phụ huynh ngày càng quan tâm đến việc học tiếng Anh cho trẻ nhưng việc làm này đôi khi lại phản tác dụng.
Chỉ vì muốn con vượt trội, nhiều bậc phụ huynh đã dày công nghiên cứu cho con một lịch trình học dày đặc, điều này khiến các con bị áp lực rất nhiều (Ảnh minh họa)
|
Một khi trẻ bị ép học với cường độ quá căng thẳng sẽ khiến đầu óc con bị quá tải. Áp lực khiến con học tập mà không có hứng thủ khiến cho kết quả không được như mong muốn. Các mẹ nên nhớ nguyên tắc hàng đầu khi học tiếng Anh trẻ em là phải tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, yêu thích một cách chủ động chứ không nên tạo sự căng thẳng hay ép buộc trẻ.
Không chỉ sắp xếp lịch học dày đặc cho con, bố mẹ còn sẵn sàng bỏ tiền để mua rất nhiều sách, đĩa tiếng Anh để cho con học. Bố mẹ lựa chọn tài liệu mà không chú ý xem liệu nó có thực sự phù hợp với lứa tuổi của các con. Ở lứa tuổi này các con thích nói về bản thân, gia đình, thích những cuốn sách nhiều tranh vẽ, màu sắc, thích làm thủ công, vẽ, thích nghe hát và hát để gây chú ý của mọi người, thích ăn quà, vui chơi và được nghe đọc sách truyện.
Cho nên, bố mẹ nên tận dụng điều này để giúp trẻ học tiếng Anh trẻ em tốt hơn thông qua các bài hát, các câu chuyện đơn giản. Sử dụng các hình thức này sẽ giúp trẻ quan tâm và yêu thích việc học một ngôn ngữ mới đồng thời giúp trẻ có được sự tự tin bởi trẻ đang học theo cách vui vẻ và thoải mái.
3. Trẻ học tiếng Anh sớm sẽ bị rối loạn ngôn ngữ
Đây là lo lắng và băn khoăn của nhiều bố mẹ Việt bởi một sai lầm phổ biến cho rằng nói nhiều ngôn ngữ cùng một lúc sẽ bị loạn và dẫn đến tình trạng chậm nói hoặc nói lẫn lộn, nói sai hoặc nói lắp….
Tuy nhiên các mẹ nên biết rằng, những đứa trẻ sống ở những quốc gia như Malaysia, Singapore, Ấn độ, Philippines …nơi mà việc người dân ở đó nói 2 hoặc ba ngôn ngữ là sự mặc định đương nhiên. Bởi đối với họ, tiếng Anh không phải là ngoại ngữ mà ngôn ngữ bắt buộc. Những đứa trẻ ở đó đều lớn lên trong môi trường đa ngôn ngữ và không có bố mẹ nào thắc mắc kiểu như ở Việt Nam chúng ta đang thắc mắc: trẻ học nhiều ngôn ngữ quá sớm có bị loạn không?
Hay những đứa trẻ lai có bố mẹ đến từ 2 nước khác nhau và sinh sống ở một nước thứ 3 (sử dụng ngôn ngữ khác với ngôn ngữ bố mẹ chúng sử dụng). Đương nhiên, nếu bố mẹ không chú ý dạy con ngôn ngữ mẹ đẻ của bố/ mẹ thì chúng sẽ chỉ biết nói ngôn ngữ thứ 3 là ngôn ngữ ở nơi sinh sống. Nhưng đa số những cặp vợ chồng như vậy đều rất biết tận dụng tối đa cơ hội để con mình nói được ít nhất 2 ngôn ngữ của bố và mẹ.
Do đó, các mẹ không nên ái ngại trước việc cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh từ bé. Theo bà Helen Doren - nhà ngôn ngữ học người Anh “không bao giờ là sớm để bắt đầu dạy tiếng Anh cho trẻ em”. Vào khoảng tháng thứ 10, trẻ con bắt đầu không quan tâm đến ngoại ngữ và chủ yếu tập trung lên thứ ngôn ngữ mà cha mẹ chúng đang nói. Bà nhấn mạnh: "Thời gian tốt nhất cho mọi người tiếp nhận ngoại ngữ và nói chuyện như một người bản ngữ là trước 7 tuổi, đặc biệt là trước 3 tuổi".
4. Cha mẹ không thạo tiếng Anh thì không thể giúp con học được
Đây là một quan niệm sai lầm khi dạy tiếng Anh cho trẻ. Nhiều bậc phụ huynh có suy nghĩ rằng mình không biết tiếng Anh nên không thể tự dạy cho con được. Vì thế thay vì việc cho con học ở nhà với bố mẹ, thì nhanh chóng gửi con đến trung tâm học tiếng Anh trẻ em và hiện nay có rất nhiều website, công cụ học tiếng Anh trẻ em trực tuyến tự học.
Có thể các con sẽ rất giỏi ngữ pháp nhưng nhiều con khi đứng trước người bản ngữ lại không dám chủ động cũng như không có phản xạ nhanh (ảnh minh họa)
|
Do quan điểm sai lầm này, các mẹ hầu như không quan tâm đến vấn để học tiếng đã vô tình làm giảm khả năng học tiếng Anh của trẻ. Bố mẹ cứ nghĩ việc cho con đi học ở các trung tâm là rất yên tâm, nên khi con ở nhà cha mẹ thường phó mặc trẻ tự học ở nhà với khối bài tập được giao. Tuy nhiên, trẻ cần môi trường có thể sử dụng và tương tác Anh ngữ tối đa.
Mặc dù các bậc phu huynh không thông thạo tiếng Anh nhưng có thể giúp con tập trung học hành. Phụ huynh muốn con giỏi tiếng Anh nên tạo nhiều cơ hội để con được tiếp xúc với tiếng Anh hàng ngày như nghe nhạc, xem phim có phụ đề tiếng Việt, chơi các trò chơi…
5. Chỉ chú trọng học ngữ pháp
Ngữ pháp tiếng Anh khá phức tạp để có thể nhớ và sử dụng một cách có hệ thống. Khi trẻ mới học tiếng Anh, không nên ép trẻ phải thật chính xác về mặt ngữ pháp. Hãy để trẻ học ngữ pháp bằng trực quan hay bằng cách lắng nghe nhiều cấu trúc ngữ pháp. Dần dần trẻ sẽ sử dụng chính xác ngữ pháp chính xác một cách tự nhiên nhất.
Việc học tiếng Anh của các con từ lâu đã bị theo một lối mòn cũ đó là học ngữ pháp mà không chú trọng đến việc phát âm, nghe nói tạo phản xạ với người bản ngữ. Thực tế cho thấy kỹ năng nói dễ học và bắt chước nhất trong học ngoại ngữ. Có thể các con sẽ rất giỏi ngữ pháp nhưng nhiều con khi đứng trước người bản ngữ lại không dám chủ động cũng như không có phản xạ nhanh. Vì vậy, để tránh cho con gặp điểm yếu, cha mẹ nên tích cực khuyến khích con nói, rèn cho con phát âm chuẩn ngay từ nhỏ. Nếu con nói sai ngữ pháp, cha mẹ cũng đừng quá gay gắt, hãy nhẹ nhàng sửa cho trẻ dần dần.
6. Dịch nghĩa từ cho con
Một lỗi cơ bản khi dạy tiếng Anh cho trẻ mà cha mẹ hay mắc phải nữa là dịch nghĩa từng từ ra tiếng Việt cho con. Điều này làm hạn chế khả năng tư duy và nhận thức bằng tiếng Anh của trẻ. Việc cha mẹ dịch nghĩa từng từ một cho con sẽ khiến con ghi nhớ một cách máy móc, biến trẻ thành một con vẹt.
Thay vì dạy con bằng cách dịch nghĩa từng từ một, cha mẹ có thể mua các tập truyện tranh màu hay bức ảnh hình đồ vật, con vật bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt để dạy từ vựng cho con. Cha mẹ có thể cầm quả táo hoặc chỉ vào bức tranh vẽ quả táo để nói "apple", thay vì dạy trẻ "apple là quả táo"... Ban đầu, trẻ có thể gặp khó khăn khi tiếp nhận, song cách học sinh động này sẽ khiến trẻ thích thú về sau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét