Tham khảo các bài liên quan:
Phương pháp học tiếng Anh hiệu quả
BÍ KÍP TẠO ĐỘNG LỰC ÔN IELTS 8.0
Lỡ theo Cambridge rồi...
Chương trình phổ thông quốc tế Cambridge (gọi tắt là CT Cambridge) được giảng dạy thí điểm từ năm học 2010-2011 ở TP.HCM. Với cái “mác” lấy bằng tốt nghiệp tú tài Cambridge, văn bằng được 160 quốc gia trên thế giới công nhận..., khiến nhiều phụ huynh ở TP.HCM “chạy” cho bằng được một suất học này.
Mặc dù con trai đã nhập học lớp 1 hơn bốn tuần nhưng chị T.X.H. - phụ huynh ở quận Phú Nhuận - vẫn tìm cách “chạy” cho con mình chuyển sang Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1 vì: “Ở đó buổi sáng dạy chương trình của Bộ GD-ĐT VN, buổi chiều dạy CT Cambridge”.
Mặc dù con trai đã nhập học lớp 1 hơn bốn tuần nhưng chị T.X.H. - phụ huynh ở quận Phú Nhuận - vẫn tìm cách “chạy” cho con mình chuyển sang Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1 vì: “Ở đó buổi sáng dạy chương trình của Bộ GD-ĐT VN, buổi chiều dạy CT Cambridge”.
Học sinh lớp 4/1 Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm Q.1, TP.HCM trong giờ học tiếng Anh - Ảnh: NHƯ HÙNG
Lớp chuyên thành lớp... Cambridge
Cho con học Cambridge đang là “mốt” của nhiều phụ huynh có điều kiện ở TP.HCM. Từ vài chục HS học CT này năm đầu tiên, sau hai năm TP đã có 20 trường tiểu học, THCS có giảng dạy CT này với gần 2.000 HS. Đầu năm học, nhiều phụ huynh ở quận 3 xôn xao thông tin nếu học CT Cambridge tiểu học, sau này sẽ được học lớp 6 ở Trường THCS Lê Quý Đôn. Nhiều phụ huynh có con học tại Trường tiểu học Lê Ngọc Hân, Trường tiểu học Trần Hưng Đạo, quận 1 cũng ngập tràn hi vọng sau này con họ sẽ vào lớp 6 Trường THCS Nguyễn Du hoặc ít ra cũng phải được học một trường có lớp tiếng Anh Cambridge. Hiện nay hầu hết đều là những trường nổi tiếng ở quận trung tâm (quận 1 có Trường THCS Nguyễn Du, Trần Văn Ơn; quận 3 có Trường THCS Lê Quý Đôn, quận 5 có Trường THCS Hồng Bàng...).
Cũng với kiểu đồn đoán này, những phụ huynh có con thi vào lớp 6 CT Cambridge lại mơ một suất cho con mình vào trường THPT “tốp trên”. Chị Thanh Mai phấn khởi với hai tin mừng: chị vừa xin chuyển trường cho con vào Trường THCS Nguyễn Du, quận 1 và cháu vừa trúng tuyển vào lớp được học tiếng Anh CT Cambridge ở trường này. Chị cho biết: “Cũng phải nhờ vả nhiều người mới xin được về trường này. Nghe nói, nếu học lớp Cambridge từ lớp 6 đến lớp 9 ở trường này, đến lớp 10 sẽ ưu tiên được vào học tại Trường THPT Bùi Thị Xuân”. Trong khi hiện nay, CT Cambridge mới triển khai đến lớp 7, chưa có trường THPT nào tổ chức dạy Cambridge. Bốn năm nữa có học tiếp CT Cambridge hay không, trường nào sẽ dạy, hiện nay phía Sở GD-ĐT vẫn chưa có thông tin gì!
Trong khi đó, chị Hồng Hà, có con đang học lớp 6 tiếng Anh tăng cường tại quận 9, tâm tư: “Thấy nhiều trường ở trung tâm tổ chức dạy tiếng Anh Cambridge, cũng chạnh lòng. Ở quận ven, trường vùng xa như chỗ tôi biết đến bao giờ mới được học CT này! Tôi đã hỏi thăm nhiều trường trong quận nhà coi trường nào có thể tổ chức CT này để con tôi có thể được học. Nhiều phụ huynh, bạn bè tôi ở quận 9, Thủ Đức cũng xôn xao tìm trường có lớp 6 Cambridge. Có người dò hỏi tận Phòng GD-ĐT, nhưng câu trả lời là: các trường chưa thể tổ chức được vì học phí cao quá, sợ không đủ HS. Không phải so bì chứ tôi nghĩ cách làm như hiện nay, những trường tốt, ở quận trung tâm có ưu thế mọi thứ, HS được hưởng thụ những CT mới nhất. Ở vùng sâu thiệt thòi lại thiệt thòi hơn”.
Cũng với kiểu đồn đoán này, những phụ huynh có con thi vào lớp 6 CT Cambridge lại mơ một suất cho con mình vào trường THPT “tốp trên”. Chị Thanh Mai phấn khởi với hai tin mừng: chị vừa xin chuyển trường cho con vào Trường THCS Nguyễn Du, quận 1 và cháu vừa trúng tuyển vào lớp được học tiếng Anh CT Cambridge ở trường này. Chị cho biết: “Cũng phải nhờ vả nhiều người mới xin được về trường này. Nghe nói, nếu học lớp Cambridge từ lớp 6 đến lớp 9 ở trường này, đến lớp 10 sẽ ưu tiên được vào học tại Trường THPT Bùi Thị Xuân”. Trong khi hiện nay, CT Cambridge mới triển khai đến lớp 7, chưa có trường THPT nào tổ chức dạy Cambridge. Bốn năm nữa có học tiếp CT Cambridge hay không, trường nào sẽ dạy, hiện nay phía Sở GD-ĐT vẫn chưa có thông tin gì!
Trong khi đó, chị Hồng Hà, có con đang học lớp 6 tiếng Anh tăng cường tại quận 9, tâm tư: “Thấy nhiều trường ở trung tâm tổ chức dạy tiếng Anh Cambridge, cũng chạnh lòng. Ở quận ven, trường vùng xa như chỗ tôi biết đến bao giờ mới được học CT này! Tôi đã hỏi thăm nhiều trường trong quận nhà coi trường nào có thể tổ chức CT này để con tôi có thể được học. Nhiều phụ huynh, bạn bè tôi ở quận 9, Thủ Đức cũng xôn xao tìm trường có lớp 6 Cambridge. Có người dò hỏi tận Phòng GD-ĐT, nhưng câu trả lời là: các trường chưa thể tổ chức được vì học phí cao quá, sợ không đủ HS. Không phải so bì chứ tôi nghĩ cách làm như hiện nay, những trường tốt, ở quận trung tâm có ưu thế mọi thứ, HS được hưởng thụ những CT mới nhất. Ở vùng sâu thiệt thòi lại thiệt thòi hơn”.
Nỗi lo học phí
Không chỉ phụ huynh, chính những nhà quản lý giáo dục cũng muốn gia tăng số trường tham gia CT Cambridge.
Đầu năm học 2012-2013, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa tuyển tám lớp 6 chuyên. Đây là trường duy nhất ở TP.HCM tuyển sinh lớp chuyên bậc THCS. Để trúng tuyển vào những lớp chuyên này, những HS giỏi nhất phải vượt qua một kỳ thi cam go với tỉ lệ một chọi mười. Từ trước đến nay, những HS THCS trường này được dạy theo hướng chuyên tiếng Anh với CT tiếng Anh tăng cường. Năm nay, theo nguyện vọng của phụ huynh và chủ trương của Sở GD-ĐT TP.HCM, trường sẽ mở hai lớp dạy CT Cambridge. Điều này làm chính các hiệu trưởng THCS cũng ngạc nhiên: vì sao HS lớp chuyên Anh thành HS Cambridge và vì sao CT tiếng Anh ở một trường chuyên phải nhường chỗ cho CT nước ngoài?
Có trường THCS vốn là nơi dạy tiếng Anh tốt được lãnh đạo quận đề nghị mở thêm CT Cambridge. Tuy nhiên, ban giám hiệu không dám thực hiện. Lý lẽ sự từ chối này trước tiên là chuyện học phí. Học phí CT Cambrigde là 150 USD mỗi tháng và phải đóng mỗi lần ba tháng. Đóng cùng lúc hơn 9 triệu đồng thật sự là một gánh nặng không dễ kham với phụ huynh. Cố gắng đóng được lần này, còn những lần sau và nhiều năm sau nữa. Do vậy, nhiều trường phần lớn là HS nghèo, dù khả năng tổ chức dạy tiếng Anh tốt đến đâu cũng không dám tổ chức vì khó tuyển đủ HS và duy trì đủ lớp học. Trong khi đó, hợp đồng mà CT tiếng Anh Cambridge do EMG - đối tác ủy quyền của hội đồng khảo thí quốc tế Đại học Cambridge tại Việt Nam - quản lý soạn thảo để ký kết hợp tác với các trường lại kéo dài đến 10 năm.
Bên cạnh đó, đầu vào CT Cambridge ở tiểu học chỉ cần phụ huynh đăng ký đóng tiền là được học, vì vậy việc dạy CT Cambridge song song chương trình VN đang bộc lộ việc quá tải, áp lực lên chính những HS tham gia CT này. Chị H., một phụ huynh Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, cho biết: “Càng lên lớp cao, CT càng khó và nặng, ngày nào đi học về con tôi cũng than mệt”.
Không những thế, một số phụ huynh ở Trường tiểu học Lê Ngọc Hân, quận 1 không giấu giếm là họ phải mời giáo viên tiếng Anh đến dạy kèm tại nhà cho con em mình: “Vì nếu không, con tôi sẽ không theo kịp CT với các bạn. Nặng nhất và khó nhất là môn khoa học, giáo trình của Cambridge có những lúc rất khó hiểu đối với HS VN”. Trong khi đó, một giáo viên lớp 2 nêu thực tế: nhiều HS đến lớp 2, 3 theo CT Cambridge rất giỏi tiếng Anh nhưng đã bắt đầu “đuối” với hai môn toán và tiếng Việt. Không phải HS nào cũng đủ sức học tốt cả hai CT. Và nhiều HS phải vừa học thêm tiếng Anh vừa học thêm tiếng Việt.
Một cán bộ quản lý giáo dục cũng thừa nhận: “CT tiếng Anh tăng cường đã có nhiều em theo không nổi, phải chuyển qua học lớp tiếng Anh tự chọn. CT Cambridge biên soạn cho HS bản địa cùng độ tuổi. Đối với HS của họ, tiếng Anh là ngôn ngữ chính, thậm chí là tiếng mẹ đẻ. Còn HS ở ta, tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai trong khi kiến thức môn học phải tiếp thu như nhau đương nhiên sẽ nặng hơn”.
Theo yêu cầu phía Cambridge, những trường tổ chức dạy CT này phải đảm bảo cơ sở vật chất tốt, sĩ số thấp... Việc này tất sẽ dẫn đến việc phụ huynh có điều kiện “đua” vào các trường có dạy Cambridge. Học xong tiểu học rồi sẽ đua tiếp vào trường THCS. Trong khi hiện nay, hai bậc này vẫn đang tuyển sinh theo kiểu phân tuyến, tức là HS sẽ được học ở trường gần nhà, không có ưu tiên chọn trường.
Đầu năm học 2012-2013, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa tuyển tám lớp 6 chuyên. Đây là trường duy nhất ở TP.HCM tuyển sinh lớp chuyên bậc THCS. Để trúng tuyển vào những lớp chuyên này, những HS giỏi nhất phải vượt qua một kỳ thi cam go với tỉ lệ một chọi mười. Từ trước đến nay, những HS THCS trường này được dạy theo hướng chuyên tiếng Anh với CT tiếng Anh tăng cường. Năm nay, theo nguyện vọng của phụ huynh và chủ trương của Sở GD-ĐT TP.HCM, trường sẽ mở hai lớp dạy CT Cambridge. Điều này làm chính các hiệu trưởng THCS cũng ngạc nhiên: vì sao HS lớp chuyên Anh thành HS Cambridge và vì sao CT tiếng Anh ở một trường chuyên phải nhường chỗ cho CT nước ngoài?
Có trường THCS vốn là nơi dạy tiếng Anh tốt được lãnh đạo quận đề nghị mở thêm CT Cambridge. Tuy nhiên, ban giám hiệu không dám thực hiện. Lý lẽ sự từ chối này trước tiên là chuyện học phí. Học phí CT Cambrigde là 150 USD mỗi tháng và phải đóng mỗi lần ba tháng. Đóng cùng lúc hơn 9 triệu đồng thật sự là một gánh nặng không dễ kham với phụ huynh. Cố gắng đóng được lần này, còn những lần sau và nhiều năm sau nữa. Do vậy, nhiều trường phần lớn là HS nghèo, dù khả năng tổ chức dạy tiếng Anh tốt đến đâu cũng không dám tổ chức vì khó tuyển đủ HS và duy trì đủ lớp học. Trong khi đó, hợp đồng mà CT tiếng Anh Cambridge do EMG - đối tác ủy quyền của hội đồng khảo thí quốc tế Đại học Cambridge tại Việt Nam - quản lý soạn thảo để ký kết hợp tác với các trường lại kéo dài đến 10 năm.
Bên cạnh đó, đầu vào CT Cambridge ở tiểu học chỉ cần phụ huynh đăng ký đóng tiền là được học, vì vậy việc dạy CT Cambridge song song chương trình VN đang bộc lộ việc quá tải, áp lực lên chính những HS tham gia CT này. Chị H., một phụ huynh Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, cho biết: “Càng lên lớp cao, CT càng khó và nặng, ngày nào đi học về con tôi cũng than mệt”.
Không những thế, một số phụ huynh ở Trường tiểu học Lê Ngọc Hân, quận 1 không giấu giếm là họ phải mời giáo viên tiếng Anh đến dạy kèm tại nhà cho con em mình: “Vì nếu không, con tôi sẽ không theo kịp CT với các bạn. Nặng nhất và khó nhất là môn khoa học, giáo trình của Cambridge có những lúc rất khó hiểu đối với HS VN”. Trong khi đó, một giáo viên lớp 2 nêu thực tế: nhiều HS đến lớp 2, 3 theo CT Cambridge rất giỏi tiếng Anh nhưng đã bắt đầu “đuối” với hai môn toán và tiếng Việt. Không phải HS nào cũng đủ sức học tốt cả hai CT. Và nhiều HS phải vừa học thêm tiếng Anh vừa học thêm tiếng Việt.
Một cán bộ quản lý giáo dục cũng thừa nhận: “CT tiếng Anh tăng cường đã có nhiều em theo không nổi, phải chuyển qua học lớp tiếng Anh tự chọn. CT Cambridge biên soạn cho HS bản địa cùng độ tuổi. Đối với HS của họ, tiếng Anh là ngôn ngữ chính, thậm chí là tiếng mẹ đẻ. Còn HS ở ta, tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai trong khi kiến thức môn học phải tiếp thu như nhau đương nhiên sẽ nặng hơn”.
Theo yêu cầu phía Cambridge, những trường tổ chức dạy CT này phải đảm bảo cơ sở vật chất tốt, sĩ số thấp... Việc này tất sẽ dẫn đến việc phụ huynh có điều kiện “đua” vào các trường có dạy Cambridge. Học xong tiểu học rồi sẽ đua tiếp vào trường THCS. Trong khi hiện nay, hai bậc này vẫn đang tuyển sinh theo kiểu phân tuyến, tức là HS sẽ được học ở trường gần nhà, không có ưu tiên chọn trường.
Dạy Cambridge: trường được 15% học phí
Một hiệu trưởng trường tiểu học nổi tiếng ở TP cho rằng Cambridge là CT được kỳ vọng nhất hiện nay vì có thể liên thông với CT giáo dục phổ thông và ĐH quốc tế. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để nói về hiệu quả của nó với HS của chúng ta. Từ CT giảng dạy, giáo viên... đều do EMG quản lý, kết quả học tập của HS họ cũng chỉ thông báo cho phụ huynh và HS biết chứ không thông báo cho nhà trường.
Giống như họ mượn cơ sở vật chất của trường để dạy cho HS của trường, thế thôi! Cái được nhất mà các trường thấy ngay trước mắt là giữ lại 15% học phí để tu bổ cơ sở vật chất. 15% của số tiền hơn 9 triệu đồng/3 tháng/HS không phải con số nhỏ. Mà việc sử dụng 15% ấy như thế nào là do trường tự quyết định, chỉ cần đáp ứng đúng yêu cầu về phòng ốc của họ là được”.
Có lẽ vì thế mà sau ba năm thực hiện thí điểm, mặc dù Sở GD-ĐT TP vẫn chưa có đánh giá về chất lượng CT nhưng số trường có giảng dạy Cambridge vẫn tăng hằng năm.
Giống như họ mượn cơ sở vật chất của trường để dạy cho HS của trường, thế thôi! Cái được nhất mà các trường thấy ngay trước mắt là giữ lại 15% học phí để tu bổ cơ sở vật chất. 15% của số tiền hơn 9 triệu đồng/3 tháng/HS không phải con số nhỏ. Mà việc sử dụng 15% ấy như thế nào là do trường tự quyết định, chỉ cần đáp ứng đúng yêu cầu về phòng ốc của họ là được”.
Có lẽ vì thế mà sau ba năm thực hiện thí điểm, mặc dù Sở GD-ĐT TP vẫn chưa có đánh giá về chất lượng CT nhưng số trường có giảng dạy Cambridge vẫn tăng hằng năm.
Mỗi chương trình một kiểu
Mỗi trường có nhiều chương trình tiếng Anh nhưng mỗi chương trình mỗi kiểu, thiếu sự liên thông giữa các chương trình, giữa các cấp học.
Giờ toán đầu tiên chương trình dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh lớp 10 Trường THPT Lương Thế Vinh (TP.HCM). Bài học nhẹ nhàng về cách đọc các số dương, số âm, phép tính lũy thừa, căn bậc 2... bằng tiếng Anh. Lớp học sinh động với bảng thông minh, thầy trò giao tiếp bằng tiếng Anh. Không khí hào hứng hơn với phần làm bài toán đố vui bằng tiếng Anh.
Đây là bài học do giáo viên trường này tự soạn với mục tiêu nhẹ nhàng: trang bị thêm những khái niệm, từ ngữ bộ môn bằng tiếng Anh, giúp HS biết cách trình bày bài toán bằng tiếng Anh, qua đó các em sẽ yêu thích môn ngoại ngữ.
Giờ toán đầu tiên chương trình dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh lớp 10 Trường THPT Lương Thế Vinh (TP.HCM). Bài học nhẹ nhàng về cách đọc các số dương, số âm, phép tính lũy thừa, căn bậc 2... bằng tiếng Anh. Lớp học sinh động với bảng thông minh, thầy trò giao tiếp bằng tiếng Anh. Không khí hào hứng hơn với phần làm bài toán đố vui bằng tiếng Anh.
Đây là bài học do giáo viên trường này tự soạn với mục tiêu nhẹ nhàng: trang bị thêm những khái niệm, từ ngữ bộ môn bằng tiếng Anh, giúp HS biết cách trình bày bài toán bằng tiếng Anh, qua đó các em sẽ yêu thích môn ngoại ngữ.
Đứt đoạn giữa chừng
Năm học 2012, TP.HCM có tám trường THPT có dạy Chương trình này. Chương trình đã triển khai từ năm học trước nhưng nói như hiệu trưởng một trường có dạy môn toán bằng tiếng Anh: “Khó khăn trong việc dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh là chưa có chương trình thống nhất giữa các trường. Cũng chưa có quy định chung về việc kiểm tra đánh giá sẽ thực hiện như thế nào, theo chuẩn nào, học xong sẽ được cấp bằng hay chứng nhận gì không...”.
Trong khi đó, chương trình tăng cường tiếng Anh đã thực hiện hơn mười năm qua từ tiểu học đến THPT tại TP.HCM lại vướng phải chuyện đứt đoạn giữa các cấp học.
Chị T.H., phụ huynh có con học lớp 10 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, cho biết con chị học tăng cường tiếng Anh từ lớp 1 đến lớp 9. Khi trúng tuyển vào lớp 10, trường không dạy chương trình tiếng Anh tăng cường thành ra lãng phí. Đây là một trong những trường hợp phải đứt đoạn quá trình học tăng cường tiếng Anh. TP.HCM có gần 30 trường THPT có lớp tăng cường tiếng Anh nhưng với phương thức tuyển sinh lớp 10 hiện tại, nếu không trúng tuyển vào đúng trường có lớp tăng cường tiếng Anh, HS phải học chương trình tiếng Anh bình thường.
Đầu năm học 2012, ngoài chương trình dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh, phụ huynh có con học lớp 10 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai được giới thiệu chương trình THPT Cambridge dự kiến mở tại trường này. Theo đó, phụ huynh sẽ được chọn lựa một trong hai chương trình: chương trình 6 tiết, HS sẽ học hai môn toán và tiếng Anh, học phí hơn 3,7 triệu đồng/tháng; chương trình 8 tiết, học phí hơn 5 triệu đồng/tháng, ngoài hai môn toán và tiếng Anh, có thêm môn khoa học (gồm ba môn lý, hóa, sinh) hoặc môn kinh doanh. Cả hai chương trình đều dạy trong 24 tháng với đầu ra là bằng THPT Cambridge.
Trong khi đó, chương trình tăng cường tiếng Anh đã thực hiện hơn mười năm qua từ tiểu học đến THPT tại TP.HCM lại vướng phải chuyện đứt đoạn giữa các cấp học.
Chị T.H., phụ huynh có con học lớp 10 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, cho biết con chị học tăng cường tiếng Anh từ lớp 1 đến lớp 9. Khi trúng tuyển vào lớp 10, trường không dạy chương trình tiếng Anh tăng cường thành ra lãng phí. Đây là một trong những trường hợp phải đứt đoạn quá trình học tăng cường tiếng Anh. TP.HCM có gần 30 trường THPT có lớp tăng cường tiếng Anh nhưng với phương thức tuyển sinh lớp 10 hiện tại, nếu không trúng tuyển vào đúng trường có lớp tăng cường tiếng Anh, HS phải học chương trình tiếng Anh bình thường.
Đầu năm học 2012, ngoài chương trình dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh, phụ huynh có con học lớp 10 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai được giới thiệu chương trình THPT Cambridge dự kiến mở tại trường này. Theo đó, phụ huynh sẽ được chọn lựa một trong hai chương trình: chương trình 6 tiết, HS sẽ học hai môn toán và tiếng Anh, học phí hơn 3,7 triệu đồng/tháng; chương trình 8 tiết, học phí hơn 5 triệu đồng/tháng, ngoài hai môn toán và tiếng Anh, có thêm môn khoa học (gồm ba môn lý, hóa, sinh) hoặc môn kinh doanh. Cả hai chương trình đều dạy trong 24 tháng với đầu ra là bằng THPT Cambridge.
Mơ hồ lối ra
Trong khi những phụ huynh có con học tiểu học và THCS hào hứng với chương trình này, phụ huynh và HS THPT thận trọng hơn với tính liên thông của nó. Một phụ huynh băn khoăn: vì sao cùng là chương trình Cambridge nhưng một bên học hai môn, bên kia học ba môn, và bằng cấp sẽ như thế nào, liệu có liên thông với tất cả các trường ĐH quốc tế hay không... khi nhiều trường vẫn yêu cầu phải đủ điểm IELTS hoặc TOEFL mới được dự tuyển. Ngay cả trường ĐH quốc tế tại VN vẫn yêu cầu phải có chứng chỉ IELTS hoặc TOEFL. Chị băn khoăn: ngay tại trường ĐH trong nước còn chưa chắc liên thông được, nên phải cân nhắc thêm trước khi cho con theo học chương trình này.
Với quyết tâm nâng cao kỹ năng sử dụng tiếng Anh cho HS, Sở GD-ĐT TP.HCM có kế hoạch tuyển khoảng 100 giáo viên nước ngoài đưa về các trường. Chính các trường nơi được hứa hẹn sẽ có một biên chế giáo viên nước ngoài băn khoăn chưa rõ chi phí lương cho giáo viên ngoại này bao nhiêu, kinh phí từ đâu. Nếu phải huy động phụ huynh chi lương cũng cần cân nhắc thêm.
Trong khi đó, nhiều phụ huynh có con học tiếng Anh nhiều năm bày tỏ sự lo lắng khi Bộ GD-ĐT triển khai chương trình tiếng Anh bắt buộc (từ lớp 3). “Như thế con tôi sẽ phải học lại từ đầu, lãng phí thời gian, kinh phí” - một phụ huynh có con học Trường phổ thông Việt - Úc (Hà Nội) lo lắng. Nhiều phụ huynh khác phản ảnh “do học nhiều chương trình khác nhau, mỗi chương trình dạy phát âm một kiểu, giờ thêm chương trình của bộ nữa thì không biết theo cái nào”.
Ông Phạm Xuân Tiến, trưởng phòng tiểu học Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết: sở đã hướng dẫn các trường tiểu học dạy tiếng Anh tăng cường linh hoạt trong việc biên soạn chương trình liên thông với chương trình của đề án do Bộ GD-ĐT chỉ đạo. Hiện các trường đang thí điểm dạy tiếng Anh theo đề án quốc gia về dạy học ngoại ngữ (lớp 3, 4, 5) tại Hà Nội vẫn đồng thời dạy chương trình tiếng Anh tăng cường, nhưng chú trọng dạy nghe nói. Chương trình của Bộ GD-ĐT sẽ được các trường, giáo viên biên soạn phù hợp, có tính tiếp nối, không dạy lại kiến thức đã học. Giáo viên dạy “tăng cường” cũng đảm nhận dạy theo chương trình của đề án, thời lượng dạy thí điểm tiếng Anh theo đề án. Các trường này thống nhất triển khai dạy 4 tiết/tuần.
Theo ông Cao Huy Thảo - hiệu trưởng Trường THPT quốc tế Việt - Úc (TP.HCM): “Trong ngôn ngữ, cần chấp nhận một sự thật là có HS tiếp thu nhanh, tốt hơn người khác và ngược lại. Vì thế, không nên bắt buộc HS phải “xếp hàng ngang” theo học một chương trình nhất định. Theo tôi, cần có nhiều chương trình để HS chọn lựa phù hợp nhất với năng lực, hoàn cảnh gia đình... của mình”.
Tuy nhiên theo ông Thảo, trong bối cảnh như hiện nay, việc giải thích cho phụ huynh, HS hiểu về chuẩn chương trình, mục tiêu hướng tới của mỗi chương trình cũng như phương tiện học tập, mức học phí... là rất quan trọng và cần thiết. Không nên để phụ huynh mơ hồ về những vấn đề này.
Khi đã chấp nhận tồn tại cùng lúc nhiều chương trình thì cần có sự liên thông giữa các cấp học.
Với quyết tâm nâng cao kỹ năng sử dụng tiếng Anh cho HS, Sở GD-ĐT TP.HCM có kế hoạch tuyển khoảng 100 giáo viên nước ngoài đưa về các trường. Chính các trường nơi được hứa hẹn sẽ có một biên chế giáo viên nước ngoài băn khoăn chưa rõ chi phí lương cho giáo viên ngoại này bao nhiêu, kinh phí từ đâu. Nếu phải huy động phụ huynh chi lương cũng cần cân nhắc thêm.
Trong khi đó, nhiều phụ huynh có con học tiếng Anh nhiều năm bày tỏ sự lo lắng khi Bộ GD-ĐT triển khai chương trình tiếng Anh bắt buộc (từ lớp 3). “Như thế con tôi sẽ phải học lại từ đầu, lãng phí thời gian, kinh phí” - một phụ huynh có con học Trường phổ thông Việt - Úc (Hà Nội) lo lắng. Nhiều phụ huynh khác phản ảnh “do học nhiều chương trình khác nhau, mỗi chương trình dạy phát âm một kiểu, giờ thêm chương trình của bộ nữa thì không biết theo cái nào”.
Ông Phạm Xuân Tiến, trưởng phòng tiểu học Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết: sở đã hướng dẫn các trường tiểu học dạy tiếng Anh tăng cường linh hoạt trong việc biên soạn chương trình liên thông với chương trình của đề án do Bộ GD-ĐT chỉ đạo. Hiện các trường đang thí điểm dạy tiếng Anh theo đề án quốc gia về dạy học ngoại ngữ (lớp 3, 4, 5) tại Hà Nội vẫn đồng thời dạy chương trình tiếng Anh tăng cường, nhưng chú trọng dạy nghe nói. Chương trình của Bộ GD-ĐT sẽ được các trường, giáo viên biên soạn phù hợp, có tính tiếp nối, không dạy lại kiến thức đã học. Giáo viên dạy “tăng cường” cũng đảm nhận dạy theo chương trình của đề án, thời lượng dạy thí điểm tiếng Anh theo đề án. Các trường này thống nhất triển khai dạy 4 tiết/tuần.
Theo ông Cao Huy Thảo - hiệu trưởng Trường THPT quốc tế Việt - Úc (TP.HCM): “Trong ngôn ngữ, cần chấp nhận một sự thật là có HS tiếp thu nhanh, tốt hơn người khác và ngược lại. Vì thế, không nên bắt buộc HS phải “xếp hàng ngang” theo học một chương trình nhất định. Theo tôi, cần có nhiều chương trình để HS chọn lựa phù hợp nhất với năng lực, hoàn cảnh gia đình... của mình”.
Tuy nhiên theo ông Thảo, trong bối cảnh như hiện nay, việc giải thích cho phụ huynh, HS hiểu về chuẩn chương trình, mục tiêu hướng tới của mỗi chương trình cũng như phương tiện học tập, mức học phí... là rất quan trọng và cần thiết. Không nên để phụ huynh mơ hồ về những vấn đề này.
Khi đã chấp nhận tồn tại cùng lúc nhiều chương trình thì cần có sự liên thông giữa các cấp học.
Đánh giá hiệu quả chương trình Cambridge: ít nhất 5 năm
Hiệu trưởng một trường THPT ở TP.HCM nói: Chúng ta đưa vào trường quá nhiều chương trình nhưng hiện tại chưa có chương trình chỉn chu nào cho mọi HS được hưởng thụ.
Về lâu dài phải tính đến cơ hội học tập công bằng cho mọi HS. Những HS vừa có khả năng tiếng Anh, gia đình vừa có tiền có thể học chương trình Cambridge, nhưng còn những em có thể học tiếng Anh tốt nhưng gia đình không thể đáp ứng mức học phí cao của chương trình này thì sao? Hoặc như những em hội đủ điều kiện học CT Cambridge nhưng trường các em học THCS (theo phân tuyến) không tổ chức được cũng không có cơ hội tiếp cận chương trình.
Trước khi mở một mô hình mới cho đại trà và phải huy động phụ huynh đóng góp thêm phải tính đến chế độ chính sách, miễn giảm học phí để những HS khó khăn cũng được học. Như vậy, để đảm bảo mọi HS khó khăn cũng được hưởng quyền lợi như nhau.
Riêng với chương trình Cambridge, ông Nguyễn Hoài Chương, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho rằng để đánh giá cần thời gian ít nhất 5 năm, trong khi hiện mới thí điểm được hai năm. Đây là chương trình đáp ứng nhu cầu của một bộ phận phụ huynh có điều kiện vì mức học phí khá cao. Tuy nhiên, nếu so với mức học phí của trường quốc tế thì vẫn thấp hơn.
Về lâu dài phải tính đến cơ hội học tập công bằng cho mọi HS. Những HS vừa có khả năng tiếng Anh, gia đình vừa có tiền có thể học chương trình Cambridge, nhưng còn những em có thể học tiếng Anh tốt nhưng gia đình không thể đáp ứng mức học phí cao của chương trình này thì sao? Hoặc như những em hội đủ điều kiện học CT Cambridge nhưng trường các em học THCS (theo phân tuyến) không tổ chức được cũng không có cơ hội tiếp cận chương trình.
Trước khi mở một mô hình mới cho đại trà và phải huy động phụ huynh đóng góp thêm phải tính đến chế độ chính sách, miễn giảm học phí để những HS khó khăn cũng được học. Như vậy, để đảm bảo mọi HS khó khăn cũng được hưởng quyền lợi như nhau.
Riêng với chương trình Cambridge, ông Nguyễn Hoài Chương, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho rằng để đánh giá cần thời gian ít nhất 5 năm, trong khi hiện mới thí điểm được hai năm. Đây là chương trình đáp ứng nhu cầu của một bộ phận phụ huynh có điều kiện vì mức học phí khá cao. Tuy nhiên, nếu so với mức học phí của trường quốc tế thì vẫn thấp hơn.
Tags: luyen thi ielts; hoc ielts; de thi ielts; phương pháp học tiếng anh hiệu quả
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét